Hướng dẫn cách chăm sóc chó già giúp tăng tuổi thọ
Chăm sóc chó già đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết về nhu cầu thay đổi theo tuổi tác của thú cưng. Từ chế độ dinh dưỡng, vận động nhẹ nhàng đến theo dõi sức khỏe định kỳ, tất cả đều góp phần giúp chó già sống vui khỏe và an toàn hơn trong những năm cuối đời. Ngay bây giờ, Sông Hàn Pet sẽ giúp bạn trang bị thêm kiến thức.
Tác động của giống và kích thước đến quá trình già hóa ở chó
Không phải chú chó nào cũng sống thọ như nhau, bởi tuổi đời của chúng còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền, điều kiện sinh hoạt, giống loài cũng như trọng lượng cơ thể. Các giống chó nhỏ – nặng dưới 10kg – thường có thể sống tới hơn 12 năm. Ngược lại, những giống chó lớn có cân nặng từ 45kg trở lên chỉ kéo dài tuổi thọ khoảng 7 đến 8 năm và biểu hiện lão hóa ở chúng thường xuất hiện sớm hơn. Chính vì vậy, không thể lấy một độ tuổi cố định để đánh giá chó "già" cho mọi giống.

Tác động của giống và kích thước đến quá trình già hóa ở chó
Mỗi loại chó, tùy theo vóc dáng và giống, sẽ đối mặt với những vấn đề sức khỏe riêng trong quá trình lão hóa. Chẳng hạn, chó nhỏ thường dễ mắc các bệnh liên quan đến tim. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng chuyên biệt phù hợp với từng nhóm là điều cần thiết để hỗ trợ sức khỏe chó già một cách tối ưu.
Những tình trạng sức khỏe phổ biến ở chó lớn tuổi
Việc chó bước sang giai đoạn tuổi già là một phần tự nhiên trong chu trình sống, tương tự như con người. Khi cơ thể dần lão hóa, chó cũng bắt đầu gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Việc nhận diện sớm các biểu hiện này sẽ giúp bạn chăm sóc người bạn bốn chân của mình một cách hiệu quả hơn:
-Thoái hóa khớp: Gây đau khi vận động, đi lại khó khăn, kém linh hoạt.
-Tăng hoặc giảm cân bất thường: Do rối loạn chuyển hóa hoặc chế độ ăn không phù hợp.
-Bệnh răng miệng: Viêm nướu, mảng bám, hôi miệng, thậm chí rụng răng.
-Suy giảm thị lực: Các bệnh như đục thủy tinh thể, viêm giác mạc, teo võng mạc.
-Suy giảm thính giác: Phản ứng chậm với âm thanh, không còn nghe rõ như trước.
-Khó kiểm soát bài tiết: Đi vệ sinh không đúng chỗ hoặc không kịp kiểm soát.
-Rối loạn nhận thức: Lú lẫn, quên lối về, thay đổi hành vi bất thường.
-Bệnh tim và phổi: Thường xuyên ho, thở mệt, giảm khả năng vận động.
-Các khối u và ung thư: Có thể xuất hiện dưới da hoặc bên trong cơ thể.

Những tình trạng sức khỏe phổ biến ở chó lớn tuổi
Xem ngay:
Chó không được ăn gì? 13 loại thực phẩm gây hại ở chó cần tránh
Nguyên nhân khiến chó bị dị ứng? Biểu hiện và cách chữa trị hiệu quả
Bí quyết chăm sóc chó già ngay tại nhà
Khi chú chó của bạn bước vào tuổi xế chiều, việc chăm sóc đúng cách tại nhà trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những thay đổi nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày có thể giúp thú cưng duy trì sức khỏe, tinh thần ổn định và kéo dài tuổi thọ một cách tự nhiên và nhẹ nhàng. Sau đây là cách chăm sóc chó già chuẩn nhất:
Giữ tâm lý ổn định cho chó khi về già
Khi chó bước vào tuổi già, điều quan trọng là duy trì sự quen thuộc trong nếp sinh hoạt. Bất kỳ thay đổi đột ngột nào cũng có thể khiến chó bị stress, dẫn đến tình trạng như tiểu không kiểm soát, ngủ li bì hoặc giảm giao tiếp với chủ.
Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực, hãy điều chỉnh thói quen sống một cách nhẹ nhàng, từ từ để giúp chó cảm thấy an tâm và dễ thích nghi hơn trong giai đoạn nhạy cảm này.
Chế độ vận động phù hợp cho chó lớn tuổi
Chó cao tuổi thường có thể gặp các vấn đề liên quan đến tim khiến hoạt động thể chất bị hạn chế. Vì vậy, cần điều chỉnh cường độ vận động phù hợp với tình trạng sức khỏe tim mạch của chúng để tránh làm tim hoạt động quá tải.
Ngoài ra, các bệnh về xương khớp như viêm khớp cũng thường gặp, đặc biệt ở những chú chó có cân nặng vượt mức. Bạn có thể giúp chó di chuyển dễ hơn bằng cách lắp thêm đường dốc ở lối đi, trải thảm chống trượt trên sàn trơn. Đặc biệt, bơi là một bài tập lý tưởng giúp giảm lực tác động lên khớp nhưng vẫn duy trì độ dẻo dai cho cơ thể chó già.

Chế độ vận động phù hợp cho chó lớn tuổi
Hỗ trợ điều trị suy giảm nhận thức ở chó già bằng thuốc
Hiện nay chưa có phương pháp nào chữa khỏi hoàn toàn tình trạng suy giảm trí nhớ ở chó lớn tuổi. Tuy nhiên, thuốc Anipryl (hay còn gọi là Selegiline hoặc L-deprenyl) có thể được sử dụng để tăng lượng Dopamine trong não, từ đó cải thiện trí nhớ và nhận thức.
Do đó, mọi quyết định sử dụng thuốc cần thông qua chỉ định của bác sĩ thú y và cần theo dõi cẩn thận các phản ứng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Thực đơn và dưỡng chất cần thiết khi chăm sóc chó già
Khi chó già đi, các giác quan như khứu giác và vị giác có xu hướng suy giảm rõ rệt. Vì thế, bạn nên cẩn thận đặt xa tầm với của chúng những loại đồ ăn nguy hiểm hoặc các chất có khả năng gây hại, nhằm tránh các tai nạn không mong đợi xảy ra.
Lượng calo mà chó lớn tuổi cần mỗi ngày thấp hơn chó còn trẻ từ 10% đến 20%. Chính vì vậy, bạn cần xem xét lại khẩu phần ăn để ngăn ngừa tình trạng tăng cân. Thức ăn ít béo nhưng vẫn đảm bảo hương vị hấp dẫn sẽ là lựa chọn phù hợp, giúp chó ăn ngon miệng mà không dung nạp quá nhiều năng lượng.
Ngoài ra, khẩu phần ăn cho chó già cần được tăng cường một số dưỡng chất thiết yếu nhằm hỗ trợ chức năng cơ thể khi tuổi cao, bao gồm:
-Axit béo omega-3 chuỗi dài: giúp duy trì sức khỏe tim mạch.
-Hợp chất dinh dưỡng có hoạt tính sinh học: hỗ trợ xương và khớp luôn dẻo dai.
-Lượng photpho thấp hơn: giúp thận hoạt động hiệu quả hơn.

Thực đơn và dưỡng chất cần thiết khi chăm sóc chó già
Qua đây, có thể thấy rằng chăm sóc chó già không chỉ là việc đáp ứng nhu cầu cơ bản, mà còn là hành trình yêu thương và thấu hiểu. Bằng cách quan sát kỹ lưỡng và điều chỉnh lối sống phù hợp, bạn sẽ giúp thú cưng của mình sống khỏe mạnh, hạnh phúc trong những năm tháng cuối đời.
SÔNG HÀN PET CLINIC
Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline 24/7: 0905735632
Email: songhanpetclinic@gmail.com
Xem ngay:
Chó bị trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả
Chó kêu ư ử ban đêm: Nguyên nhân và cách giúp chó thoải mái hơn