Chó có kinh nguyệt không? Cách chăm sóc đúng cách

Chó có kinh nguyệt hay chu kỳ động dục là quá trình tự nhiên của chó cái. Hiểu rõ về chu kỳ này sẽ giúp bạn chăm sóc thú cưng tốt hơn, đồng thời gắn kết và đồng hành cùng chúng. Hãy cùng Sông Hàn Pet khám phá các giai đoạn, dấu hiệu và cách chăm sóc phù hợp để đảm bảo sức khỏe cho chú chó của bạn.

Chó có kinh nguyệt không?

Chó cái cũng có chu kỳ sinh sản tương tự như kinh nguyệt ở con người, nhưng thực chất quá trình này được gọi là chu kỳ động dục (hay “salo”) chứ không phải kinh nguyệt theo nghĩa thông thường.

Chu kỳ này thường xuất hiện khoảng 6 tháng một lần - tần suất có thể thay đổi tùy vào giống chó, kích thước và tình trạng sức khỏe của từng bé.

Chó có kinh nguyệt không

Chó có kinh nguyệt không

Trong giai đoạn này, chó cái sẽ có dấu hiệu chảy máu nhẹ ở âm hộ, kèm theo sự thay đổi về hành vi, trở nên quấn chủ hơn hoặc tỏ ra cáu kỉnh, đồng thời thu hút chó đực. Đây là thời điểm chó cái sẵn sàng giao phối để sinh sản. Tuy nhiên, không giống con người, máu chảy ra không phải là lớp niêm mạc bong tróc mà là dấu hiệu chuẩn bị rụng trứng.

Vì vậy, người nuôi cần nắm rõ các giai đoạn trong chu kỳ này để chăm sóc, vệ sinh cho bé đúng cách và kiểm soát việc giao phối nếu không muốn cún mang thai ngoài ý muốn.

Dấu hiệu nhận biết chó có kinh nguyệt

Chó tới kỳ kinh nguyệt sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt về cả thể chất lẫn hành vi. Dưới đây là những dấu hiệu phổ biến:

Thay đổi cơ thể

Chó có kinh nguyệt sẽ có những thay đổi rõ rệt về cơ thể. Núm vú sưng to, căng nhẹ, đây là dấu hiệu này dễ nhầm lẫn với mang thai sớm nhưng sẽ dần biến mất sau vài tuần. Âm hộ cũng bắt đầu sưng phình, chuyển sang màu đỏ hoặc hồng nhạt, mức độ sưng có thể khác nhau tùy từng giống chó.

Đặc biệt, chó sẽ xuất huyết nhẹ, máu ban đầu có màu nhạt rồi dần đậm hơn theo tiến trình chu kỳ.

Thay đổi hành vi

Thay đổi hành vi

Chúng hay vẫy đuôi lệch sang một bên hoặc vểnh cao, đặc biệt khi có chó đực đến gần, đây là dấu hiệu cho thấy chúng sẵn sàng giao phối. Đồng thời, chó đực xung quanh sẽ bị thu hút và chủ động tìm đến nhờ nhận biết sự thay đổi hormone từ chó cái. Bên cạnh đó, tâm trạng của chó cái cũng trở nên thất thường hơn, dễ cáu kỉnh, nhạy cảm, có thể sủa nhiều hoặc ngược lại, quấn người một cách bất thường.

Xem ngay:

Chó cái bị chảy máu ở bộ phận sinh dục có phải là bệnh lý nguy hiểm?

Chó bị sảy thai có chết không? Cách xử lý kịp thời

Chó có kinh nguyệt gồm mấy giai đoạn

Chu kỳ sinh sản của chó cái thường diễn ra qua ba giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn đều có đặc điểm sinh lý và hành vi riêng biệt.

Proestrus – Giai đoạn tiền động dục

Đây là giai đoạn khởi đầu, kéo dài trung bình 9 ngày (dao động 4 - 15 ngày tùy giống). Lúc này, âm hộ sưng to, dịch tiết màu nâu đỏ xuất hiện, nhưng chó cái chưa chấp nhận giao phối, dễ dẫn đến phối trượt nếu ghép đôi sớm. Do chó thường liếm sạch dịch tiết, người nuôi cần quan sát kỹ hành vi để nhận biết chu kỳ và chăm sóc đúng cách.

Estrus – Giai đoạn động dục

Giai đoạn này kéo dài trung bình 8 ngày (dao động từ 3 - 21 ngày tùy giống). Âm hộ sưng đỏ, dịch tiết chuyển sang hồng nhạt hoặc vàng. Lượng hormone Progesterone tăng cao giúp tử cung mềm, giảm co thắt, tạo điều kiện thuận lợi cho phôi bám vào. Rụng trứng thường xảy ra vào ngày thứ 2 của giai đoạn này — đây chính là thời điểm vàng để phối giống.

Chó có kinh nguyệt thường trải qua 3 giai đoạn

Chó có kinh nguyệt thường trải qua 3 giai đoạn

Diestrus – Giai đoạn sau động dục

Giai đoạn này kéo dài 50 - 80 ngày, trung bình khoảng 60 ngày. Lúc này, chó cái không còn hứng thú giao phối, nhũ hoa dần teo lại. Đặc biệt, cơ thể có thể xuất hiện phản ứng giả mang thai, khiến chó cái thay đổi hành vi như đang nuôi con dù không thực sự mang thai. Đây là thời kỳ nghỉ ngơi và phục hồi, chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. Việc nắm rõ giai đoạn này sẽ giúp chủ nuôi theo dõi sức khỏe, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, và chăm sóc chó cái một cách hợp lý.

Thời điểm bắt đầu chó có kinh nguyệt

Đa số chó cái bắt đầu chu kỳ đầu tiên vào khoảng 6 - 12 tháng tuổi, tuy nhiên thời điểm này có thể thay đổi tùy thuộc vào giống chó, giống nhỏ thường trưởng thành sớm hơn, trong khi giống lớn có thể mất đến 18 - 24 tháng.

Chó có kinh nguyệt bắt đầu thời điểm nào

Chó có kinh nguyệt bắt đầu thời điểm nào

Chu kỳ sinh sản bao gồm nhiều giai đoạn, đặc biệt là estrus - giai đoạn chó cái sẵn sàng thụ thai. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu sự trưởng thành về sinh lý, mở ra khả năng sinh sản của chó cái, đồng thời đòi hỏi người chủ cần chú ý nhiều hơn đến sức khỏe và hành vi của bé trong giai đoạn nhạy cảm này.

Chăm sóc chó cái trong thời kỳ kinh nguyệt

Khi chó có kinh nguyệt, chủ nuôi cần quan tâm đặc biệt và áp dụng những biện pháp chăm sóc phù hợp, giúp đảm bảo sức khỏe, giữ vệ sinh và duy trì trạng thái thoải mái nhất cho thú cưng trong suốt giai đoạn nhạy cảm này.

Trước và sau khi chó có kinh nguyệt

Hạn chế cho chó cái tiếp xúc với chó đực để tránh mang thai ngoài ý muốn. Đồng thời, theo dõi sát sao sức khỏe và hành vi của bé, nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy đưa chó đến cơ sở thú y để kiểm tra kịp thời.

Trong thời kỳ kinh nguyệt

Hãy nhẹ nhàng và kiên nhẫn với chó cái, tránh quát mắng để bé cảm thấy an toàn, thoải mái. Hạn chế tắm rửa trong giai đoạn này để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và âm đạo. Đồng thời, nên sử dụng băng vệ sinh hoặc bỉm chuyên dụng cho chó để giữ vệ sinh sạch sẽ, giúp bé luôn khô thoáng.

Chó có kinh nguyệt nên nhẹ nhàng vuốt ve

Chó có kinh nguyệt nên nhẹ nhàng vuốt ve 

Chăm sóc dinh dưỡng

Bổ sung đầy đủ vitamin và thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho chó cái trong thời kỳ nhạy cảm này. Tránh cho ăn thức ăn tươi sống để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, đồng thời luôn đảm bảo bé có đủ nước sạch để giữ cơ thể khỏe mạnh và cân bằng.

Môi trường sống

Đảm bảo không gian rộng rãi, thoáng mát và yên tĩnh để chó cái được nghỉ ngơi, thư giãn và phục hồi tốt nhất. Chăm sóc chu đáo trong thời kỳ kinh nguyệt không chỉ là trách nhiệm mà còn là cách thể hiện tình yêu thương của chủ nuôi đối với thú cưng.

Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy nhanh chóng liên hệ bác sĩ thú y để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời, giúp bé luôn khỏe mạnh và an toàn.

Tạo không gian sống yên tĩnh cho chó có kinh nguyệt

Tạo không gian sống yên tĩnh cho chó có kinh nguyệt

Qua bài viết này, Sông Hàn Pet hy vọng giúp bạn hiểu rõ hơn về chu kỳ kinh nguyệt của chó cái, đồng thời giải đáp các thắc mắc như “Chó có kinh nguyệt không? Chu kỳ dục động kéo dài bao lâu?” và cách chăm sóc đúng cách trong giai đoạn nhạy cảm này. Để trang bị thêm nhiều kiến thức hữu ích, bạn hãy tiếp tục theo dõi các bài viết khác tại Sông Hàn Pet — nơi luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình chăm sóc thú cưng khỏe mạnh, hạnh phúc.

SÔNG HÀN PET CLINIC

Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng 

Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng 

Hotline 24/7: 0905735632 

Email: songhanpetclinic@gmail.com

Xem ngay:

Dấu hiệu nhận biết chó khó đẻ và cách xử lý tình huống khẩn cấp

Dấu hiệu chó sắp đẻ: Cách nhận biết và mẹo chuẩn bị
 

Cùng chuyên mục
Lấy cao răng cho chó bao nhiêu tiền? Quy trình thực hiện ra sao?
Việc lấy cao răng cho chó không chỉ giúp loại bỏ các vết bẩn và mảng bám mà còn giúp ngăn ngừa những bệnh lý. Để đảm bảo hiệu quả, bạn cần theo dõi nội dung sau. 
03 Thg 06 2025 51 Lượt xem
Phương pháp điều trị giun mắt ở chó tưởng dễ mà khó
Điều trị giun mắt ở chó đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời. Việc điều trị sớm giúp giảm thiểu biến chứng và bảo vệ thị lực của thú cưng. 
03 Thg 06 2025 62 Lượt xem
Chó bị men gan cao do đâu? Dấu hiệu và cách điều trị tốt nhất
Chó bị men gan cao là dấu hiệu cảnh báo gan đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Sông Hàn Pet sẽ giúp bạn việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ cho thú cưng.
01 Thg 06 2025 93 Lượt xem
Mèo bị men gan cao: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Mèo bị men gan cao là dấu hiệu cảnh báo gan đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Sông Hàn Pet sẽ giúp bạn việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp mèo tránh được nhiều biến chứng nguy hiểm. 
01 Thg 06 2025 60 Lượt xem
Chó bị trào ngược dạ dày: Cảnh báo sức khỏe không nên bỏ qua
Chó bị trào ngược dạ dày là một vấn đề tiêu hóa thường gặp nhưng dễ bị bỏ qua. Cùng Sông Hàn Pet tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả khi chó gặp phải tình trạng này.
01 Thg 06 2025 61 Lượt xem
Biểu hiện chó bị đau bụng, nguyên nhân và hướng điều trị
Khi chó bị đau bụng, bạn sẽ thấy những thay đổi trong hành vi và sức khỏe của chúng. Bài viết được chia sẻ dưới đây sẽ giúp chủ nhân phát hiện và xử lý kịp thời. 
01 Thg 06 2025 57 Lượt xem
Dấu hiệu mèo con bị sặc sữa vào phổi chủ nhân cần biết để phòng
Khi mèo con bị sặc sữa vào phổi, sự phát triển của chúng có thể bị cản trở do ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hô hấp. Nếu muốn nhận diện sớm và can thiệp nhanh chóng, hãy đọc bài viết này. 
31 Thg 05 2025 151 Lượt xem
Mẹo khắc phục khẩn cấp khi mèo bị sặc nước, đuối nước
Khi mèo bị sặc nước, chúng có thể cảm thấy hoảng loạn và khó chịu. Hãy cùng Sông Hàn Pet tìm hiểu cách nhận biết và mẹo khắc phục ngay qua bài viết sau. 
31 Thg 05 2025 75 Lượt xem
Zalo

Về đầu trang