Chó bị trầm cảm: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị hiệu quả
Chó bị trầm cảm nghe có vẻ lạ nhưng lại là một căn bệnh chó có thể mắc phải. Vậy dấu hiệu nào để nhận biết chó đang bị trầm cảm và chữa trị như thế nào để chó khỏi bệnh nhanh chóng? Tham khảo ngay bài viết của Sông Hàn Pet để cập nhật đầy đủ thông tin xoay quanh vấn đề này!
Dấu hiệu chó bị trầm cảm thường gặp
Về bản chất, chó bị trầm cảm sẽ khá giống với tình trạng người bị trầm cảm. Đó là đều có những biểu hiện khác thường do những nguyên nhân gây áp lực hoặc stress lên tâm lý. Một số dấu hiệu chó bị trầm cảm thường gặp như:
-Lười vận động, hay nằm một chỗ ủ rũ, đi đứng thụ động với trạng thái cúi đầu, cụp tai, rũ đuôi. Kèm với đó là ánh mắt không linh hoạt dường không muốn quan tâm đến mọi thứ xung quanh.
-Hung dữ hoặc sợ hãi quá mức bình thường khi người nuôi hoặc những chú chó khác đến gần.
-Ăn ít, thậm chí bỏ ăn đột ngột hoặc ngủ nhiều, ngủ không theo một giờ giấc nào mà không phải do bệnh lý nào khác.

Một số dấu hiệu chó đang bị trầm cảm
Nguyên nhân khiến chó bị trầm cảm
Không phải tự nhiên mà chó bị trầm cảm. Việc tìm ra nguyên nhân khiến chó mắc bệnh trầm cảm rất quan trọng. Vì chỉ khi tìm được nguyên nhân để khắc phục kết hợp cùng chế độ chăm sóc phù hợp thì mới là cách chữa chó trầm cảm hiệu quả nhất.
Dưới đây là một số nguyên nhân kiến chó mắc bệnh trầm cầm phổ biến nhất:
Thay đổi môi trường sống
Do thay đổi môi trường sống mới khiến chó lạ lẫm, chưa thể thích nghi kịp. Đặc biệt là đối với những chú chó được nuôi trong môi trường tốt, tự do chuyển sang nuôi trong chuồng trại chật hẹp hoặc quá chật so với kích thước của chó.
Hay những chú chó được chuyển sang nuôi một mình trong thời gian dài cũng dễ bị trầm cảm.
Thay đổi thành viên trong gia đình
Do thay đổi trong gia đình như gia đình có thêm thành viên mới hay chủ nuôi mất hoặc thay đổi chủ nuôi quá nhiều lần. Điều này khiến chó dễ có những dấu hiệu bị trầm cảm như buồn bã, tổn thương, bỏ ăn.

Thay đổi chủ nuôi quá nhiều lần là một trong những nguyên nhân gây trầm cảm ở chó
Thiếu tình thương, sự quan tâm
Do thiếu tình thương, sự quan tâm, chăm sóc từ người nuôi cũng là một trong những nguyên nhân khiến chó mắc bệnh trầm cảm. Đây là nguyên nhân chính khiến, thường gặp nhất dẫn đến việc bị trầm cảm ở chó.
Do ảnh hướng từ tâm trạng của chủ nuôi
Vì chó là một con vật chó tính trung thành cao, có thể cảm nhận được tâm trạng của chủ nuôi, nhận biết chủ nuôi. Tâm lý của chúng sẽ thay đổi khi cảm nhận được sự lo lắng, bất an từ chủ nuôi.
Do vấn đề về sức khỏe và thời tiết
Các vấn đề như bệnh tật, tuổi tác hay vấn đề giao phối sinh sản cũng là những nguyên nhân khiến chị mắc trầm cảm.
Do thay đổi thời tiết, khí hậu liên tục, bất thường và khó thích nghi. Đối với một số chú chó sẽ lo lắng, sợ hãi, căng thẳng khi thời tiết có sấm chớp, mưa giông kéo dài.
Xem thêm:
Chó uống nước nhiều có sao không? Chó nên uống bao nhiêu nước 1 ngày?
Chó kêu ư ử ban đêm: Nguyên nhân và cách giúp chó thoải mái hơn
Mối nguy tiềm ẩn khi chó bị trầm cảm
Tuy chó bị trầm cảm là một căn bệnh ít gây nguy hiểm trực tiếp nhanh, biến chứng năng cho cơ thể chó nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
Trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ giúp chúng nhanh chóng khỏi bệnh. Còn trong trường hợp bệnh nặng, không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chó sẽ khó kiểm soát được hành vi của bản thân.

Mối nguy hiểm tiềm ẩn khi chó bị trầm cảm nặng
Chúng sẽ có những biểu hiện giận dữ quá mức, dễ nổi cáu và có thể cào cấu, cắn bậy, cắn chủ nuôi. Một mối nguy khác do bệnh trầm cảm ở chó mang lại là khiến chúng chán ăn, bỏ ăn, lâu ngày ảnh hướng đến sức khoẻ và có thể tử vong.
Cách chữa chó bị trầm cảm hiệu quả
Có nhiều cách chữa cho bị trầm cảm, song có thể chia những cách đó thành hai nhóm là cách trị chó bị trầm cảm không dùng thuốc và cách trị có dùng thuốc.
Cách trị chó bị trầm cảm không dùng thuốc
Cách trị chó bị trầm cảm không dùng thuốc, về bản chất là việc tìm ra nguyên nhân khiến chó bị trầm cảm. Sau đó tìm cách khắc phục hoặc gây sự chú ý để chó không bị ảnh hưởng bởi những nguyên nhân đó.
Thông thường, cách điều trị bệnh trầm cảm không dùng thuốc ở chó tốt nhất là dành nhiều tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc cho chúng. Quan tâm, chăm sóc ở đây là:
-Chú ý cho chó một chế độ dinh dưỡng cân bằng.
-Thường xuyên chơi đùa, xoa đầu, vuốt ve cho chó cưng, đồng thời, phải tạo cho chúng vùng an toàn, không gian riêng để thư giãn.
-Dắt chó đi chơi, đi dạo để chúng được vận động, giao lưu với đồng loại nhằm giảm sự chú ý đến những căng thẳng, lo âu của chúng.
-Ngoài việc yêu thương, chăm sóc, quan tâm, người nuôi cần phải thực sự giữ bình tĩnh, kiểm soát được cảm xúc và hành vi của mình. Không nên giận dữ, quát mắng, đánh đập khi chó có những biểu hiện trầm cảm, không nghe lời.

Dành thời gian quan tâm, chăm sóc chó bị trầm cảm
Cách trị chó bị trầm cảm dùng thuốc
Đối với cách trị chó bị trầm cảm phải dùng đến thuốc thì chủ yếu là theo chỉ định, phác đồ điều trị của bác sĩ. Có hai liệu pháp thường được bác sĩ đưa ra để điều trị chứng trầm cảm ở chó là liệu pháp ánh sáng và sử dụng thuốc hoạt pheromone.
-Liệu pháp ánh sáng chính là tăng cường các tia sáng, kể cả ánh sáng tự nhiên và ánh sáng do đèn UV chiếu. Cách này thường dùng cho những chú cho bị trầm cảm theo mùa.
-Sử dụng thuốc hoạt pheromone giúp tạo cảm giác thư giãn, kích thích sự hưng phấn, làm giảm bớt trầm cảm cho chó. Cách này không được khuyến khích dùng nhiều, tự ý dùng mà chỉ phù hợp với những ca bệnh cực kỳ nặng.

Đưa chó đến Sông Hàn Pet để điều trị trầm cảm hiệu quả
Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề chó bị trầm cảm. Đừng lo lắng nếu thú cưng của bạn đang có những dấu hiệu nghi ngờ bị trầm cảm. Hãy thử áp dụng các cách chữa trị trên hoặc đưa chó đến Sông Hàn Pet để nhận được sự giúp đỡ tận tình nhất. Sông Hàn Pet sẽ đề xuất phác đồ điều trị giúp chó cưng của bạn nhanh hết trầm cảm!
Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline: 0905735632
Email: songhanpetclinic@gmail.com
Xem ngay:
Có nên để chó liếm vết thương không? Có gây nguy hại gì không?
Chó bị viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả