Điều trị chó bị viêm dạ dày ruột như thế nào hiệu quả

Tháng 03, 21, 2025

Viêm dạ dày ruột là tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày và ruột của chó, gây ra các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng như nôn mửa, tiêu chảy, mất nước. Vậy nguyên nhân nào khiến chó bị viêm dạ dày? Cách điều trị như thế nào khi gặp tình huống này? Sông Hàn Pet sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết hôm nay.

Nguyên nhân gây ra chó bị viêm dạ dày ruột

Bệnh viêm dạ dày ở chó có thể xảy ra quanh năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào mùa hè do thời tiết nóng ẩm. Dưới đây là ba nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:

Do giun móc

Giun móc có móc nhọn bằng kitin bám vào thành ruột non (đặc biệt là tá tràng) để hút máu. Chúng gây tổn thương, xuất huyết niêm mạc ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn xâm nhập gây viêm đường ruột.

Do virus (Parvovirus, Virus Care)

Khi xâm nhập vào hệ tiêu hóa, virus này phát triển nhanh, phá hủy niêm mạc dạ dày và ruột. Parvovirus gây viêm ruột xuất huyết nặng, còn virus Care gây tổn thương đa cơ quan, trong đó có hệ tiêu hóa.

Viêm dạ dày ở chó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Viêm dạ dày ở chó có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Do vi khuẩn 

Chó bị viêm dạ dày do các vi khuẩn như Salmonella, Clostridium, E. coli, … Khi chó ăn phải thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn. Vi khuẩn phát triển trong niêm mạc đường tiêu hóa, gây viêm dạ dày và ruột cấp.

Những biểu hiện cho thấy chó bị viêm dạ dày

Triệu chứng viêm dạ dày ở chó thường chó ăn ít hoặc bỏ ăn hoàn toàn trong vài ngày đầu. Có hiện tượng liếm môi liên tục, cố nuốt nhưng không được, buồn nôn. Hơi thở có mùi hôi, chó hay ngáp. Đôi lúc chó có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy nặng. Đau bụng rõ rệt, thường duỗi hai chân trước ra phía trước, nằm ở nơi tối lạnh, khi sờ nắn bụng, chó phản ứng đau, có thể rên rỉ hoặc gầm gừ.

Nhiệt độ cơ thể của chó tăng lên 39.5 - 40°C kèm biểu hiện run rẩy, mệt mỏi. Sau đó chó nôn liên tục, có thể nôn ra dịch vàng, bọt trắng, thậm chí có lẫn máu. Phân ban đầu có thể táo bón, sau đó tiêu chảy nhiều, phân loãng màu xám vàng, kèm mùi tanh hôi nồng nặc.

Đau bụng, buồn cho dễ nhận thấy chó bị viêm dạ dày

Đau bụng, buồn cho dễ nhận thấy chó bị viêm dạ dày

Nếu chó nôn ra thức ăn có lẫn dịch màu vàng hoặc xanh lá, khả năng cao là chúng đang nôn ra dịch mật. Tình huống này cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay. 

Xem thêm:

Bệnh giun đũa ở chó là gì? Thông tin chi tiết về nhiễm giun Toxocara

Tụ máu vành tai ở chó là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Cách điều trị bệnh viêm dạ dày ở chó

Chó bị viêm dạ dày, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm loét dạ dày hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác.

Điều trị tại nhà

Nếu chó có dấu hiệu viêm dạ dày nhẹ như nôn mửa ít, tiêu chảy nhẹ nhưng vẫn tỉnh táo và không có dấu hiệu mất nước nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà để giúp chó hồi phục nhanh chóng..

Cho chó nhịn ăn trong 12 – 24 giờ để dạ dày có thời gian phục hồi. Bổ sung nước sạch hoặc nước điện giải (Oresol pha loãng) cho chó để tránh mất nước. Sau thời gian nhịn ăn, nên cho chó ăn cháo loãng hoặc thịt gà luộc xé nhỏ. Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng hoặc có xương.

Điều trị bằng thuốc 

Nếu chó có dấu hiệu nặng như nôn ra máu, tiêu chảy kéo dài, mất nước nhiều hoặc đau bụng dữ dội, cần đưa đến bác sĩ thú y ngay để điều trị bằng:

-Thuốc chống nôn: Metoclopramide hoặc Maropitant.

-Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate hoặc Omeprazole.

-Thuốc kháng sinh: Dùng nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

-Truyền dịch: Nếu chó bị mất nước nặng.

Điều trị chó bị viêm dạ dày bằng thuốc

Điều trị chó bị viêm dạ dày bằng thuốc

Việc chỉ nhìn các triệu chứng bên ngoài rất khó để xác định bệnh chính xác. Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh qua xét nghiệm máu, siêu âm hoặc chụp X-quang có thể cần thiết để tìm ra nguyên nhân cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa viêm dạ dày ở chó

Để tránh tình trạng chó bị viêm dạ dày, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

-Sử dụng thức ăn chuyên dụng cho chó, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng. Nếu cho ăn thức ăn tự nấu, ưu tiên thực phẩm mềm, ít dầu mỡ, không gia vị.

-Không cho chó ăn thức ăn hỏng, đồ thừa lâu ngày. Đậy kín thức ăn, bảo quản đúng cách để tránh nhiễm khuẩn.

-Rửa sạch bát ăn, bát nước hàng ngày để tránh vi khuẩn phát triển.

-Giun móc là một nguyên nhân gây viêm dạ dày, vì vậy cần tẩy giun định kỳ. 

-Tiêm vaccine phòng Parvo, Care để giảm nguy cơ viêm dạ dày do virus. Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh lý tiêu hóa.

Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh parvo, care

Tiêm vaccine phòng ngừa bệnh parvo, care

Tham khảo:

Sán dây ở chó có lây sang người không? Cách phòng ngừa

Bệnh mộng mắt ở chó có tự hết không? Cách điều trị hiệu quả

Phân biệt chó bị viêm dạ dày cấp tính và xuất huyết dạ dày ở chó

Tiêu chíChó bị viêm dạ dày cấp tínhChó bị xuất huyết dạ dày
Nguyên nhân

- Do virus (Parvo, Care), vi khuẩn (E. coli, Salmonella), giun móc.

- Do ăn thức ăn nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh.

-Do ăn phải thức ăn có độc tố, mốc, hoặc chất độc gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Do viêm loét dạ dày, tắc ruột, bệnh truyền nhiễm.

Triệu chứng

- Nôn mửa nhiều, dịch vàng, có thể lẫn bọt trắng.

- Tiêu chảy loãng, có thể có chất nhầy.

- Sốt cao, mất nước, mệt mỏi.

- Đau bụng, sờ nắn bụng thấy căng.

- Nôn ra máu tươi hoặc dịch màu nâu sẫm (giống bã cà phê).

- Tiêu chảy phân đen hoặc lẫn máu.

- Chó yếu, mệt lả, có dấu hiệu sốc do mất máu.

- Bụng đau dữ dội, nhịp tim nhanh, thở gấp.

Mức độ nguy hiểm

Nguy hiểm nhưng có thể điều trị nếu phát hiện sớm.

Rất nguy hiểm, có thể dẫn đến sốc mất máu và tử vong nhanh.

Qua phân biệt giữa viêm dạ dày ruột cấp tính với xuất huyết dạ dày ở chó, có thể thấy xuất huyết dạ dày nguy hiểm hơn viêm dạ dày ruột cấp tính. Vì có nguy cơ mất máu nghiêm trọng, sốc nhiễm trùng và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Nếu nghi ngờ, hãy đưa chó đến phòng khám Sông Hàn Pet ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp và thiết bị hiện đại, giúp chẩn đoán & điều trị hiệu quả các bệnh tiêu hóa nguy hiểm ở chó.

Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng 

Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng 

Hotline 24/7: 0905735632 

Email: songhanpetclinic@gmail.com

 

Zalo

Về đầu trang