Sán dây ở chó có lây sang người không? Cách phòng ngừa

Tháng 03, 14, 2025

Sán dây là một trong những loại ký sinh trùng phổ biến ở chó, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của thú cưng. Vậy sán dây ở chó là gì? Dưới đây, cùng Sông Hàn Pet tìm hiểu những thông tin quan trọng về bệnh sán dây ở chó và cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả.

Sán dây chó là gì?

Sán dây ở chó (Dipylidium caninum) là một loại ký sinh trùng thuộc họ sán dây, thường sống ký sinh trong ruột non của chó, mèo và đôi khi cả người. Loài sán dây phổ biến nhất ở chó là Dipylidium caninum, còn gọi là sán dây dưa leo do hình dạng đoạn thân giống hạt dưa leo.

Chó bị nhiễm sán dây có nguy hiểm không?

Chó bị nhiễm sán dây có nguy hiểm không?

Sán dây có màu hồng nhạt, có chiều dài cơ thể từ khoảng 10-70cm và bao gồm 175 đốt. Các đốt gần đầu thường nhỏ và mảnh, có chiều rộng lớn hơn chiều dài. Khi trưởng thành, các đốt trở nên vuông, các đốt già kích thước 27 x 12 mm, chứa đầy trứng. Mỗi đốt sán già chứa hàng trăm trứng, khi rụng sẽ được đào thải ra ngoài qua phân của chó.

Nguyên nhân nào khiến chó bị nhiễm sán dây

Bọ chét là vật chủ trung gian phổ biến nhất của sán dây chó. Khi chó liếm hoặc cắn lông để gãi ngứa, chúng có thể vô tình nuốt phải bọ chét đã chứa ấu trùng sán dây. Trứng sán dây có thể tồn tại trong đất, cát, nước hoặc môi trường nơi chó thường xuyên đi lại hoặc phóng uế. Chó có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với đất bẩn, ăn cỏ hoặc liếm các bề mặt chứa trứng sán.

Tại sao chó con bị sán dây

Tại sao chó con bị sán dây

Thịt sống hoặc nội tạng chưa được nấu chín từ động vật bị nhiễm sán là một nguồn lây nhiễm lớn. Đặc biệt là thịt gia súc hoặc động vật hoang dã như heo, cừu, hoặc thỏ. Nếu chó không được chăm sóc vệ sinh đúng cách, đặc biệt ở hậu môn và khu vực lông, dễ nhiễm trứng sán từ môi trường. Đặc biệt, chó không tẩy giun định kỳ có thể khiến ấu trùng sán dễ phát triển và tồn tại lâu dài trong cơ thể chó. 

Xem thêm:

Bệnh mộng mắt ở chó có tự hết không? Cách điều trị hiệu quả

Chó bị ghẻ: Dấu hiệu nhận biết sớm và cách chữa hiệu quả

Chó bị sán dây có lây sang người không?

Sán dây ở chó (Dipylidium caninum) có thể lây nhiễm sang người, đặc biệt là trẻ em. Hậu môn của chó chứa nhiều trứng sán, và chó thường có thói quen liếm hậu môn, liếm lông, hoặc các vật dụng sinh hoạt. Khi con người vuốt ve, ôm ấp chó hoặc sử dụng các vật dụng bị nhiễm, trứng sán có thể xâm nhập vào cơ thể.

Sán dây ở chó có thể lây lan sang người

Sán dây ở chó có thể lây lan sang người

Vì vô tình nuốt phải bọ chét chứa ấu trùng sán trong quá trình tiếp xúc với chó hoặc mèo nhiễm bệnh. Tuy nhiên, bệnh không lây truyền từ người sang người. Điều này là do sán dây chó chỉ hoàn thành vòng đời trong ruột của chó hoặc mèo, và khi ký sinh ở người, chúng không thể tiếp tục chu trình phát triển.

Phương pháp điều trị sán dây ở chó

Điều trị bệnh sán dây ở chó cần được thực hiện đúng cách để đảm bảo loại bỏ ký sinh trùng và ngăn ngừa tái nhiễm. Dưới đây là các phương pháp phổ biến:

Sử dụng thuốc

Khi bị nhiễm sán dây chó, người bệnh thường được điều trị bằng thuốc đặc trị như Praziquantel hoặc Niclosamide theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật

Phẫu thuật không phải là phương pháp điều trị phổ biến đối với bệnh sán dây ở chó. Tuy nhiên nếu sán dây phát triển quá nhiều, tạo thành khối lớn gây tắc nghẽn đường ruột, chó có thể bị đau bụng dữ dội, nôn mửa và không thể đi tiêu.

Một số loại sán như Echinococcus spp. có thể tạo nang sán trong gan, phổi hoặc các cơ quan khác, gây áp lực và ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan đó. Trong trường hợp hiếm, sán có thể làm tổn thương niêm mạc ruột, gây viêm loét, chảy máu hoặc thậm chí thủng ruột, cần phẫu thuật khẩn cấp.

Các phương pháp điều trị sán dây ở chó

Các phương pháp điều trị sán dây ở chó

Biện pháp phòng ngừa bệnh sán dây ở chó

Để bảo vệ sức khỏe cho cả thú cưng và con người, bạn nên thực hiện các biện pháp sau đây:

-Tẩy giun định kỳ cho chó theo hướng dẫn của bác sĩ thú y để hạn chế lây nhiễm ký sinh trùng.

-Giữ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi tiếp xúc với thú cưng hoặc môi trường bẩn.

-Dọn dẹp phân thú cưng ngay lập tức và xử lý đúng cách. Không để chó phóng uế bừa bãi, có thể tập cho chúng đi vệ sinh đúng chỗ.

-Vệ sinh chỗ ngủ của thú cưng thường xuyên để loại bỏ trứng và ấu trùng ve, bọ chét.

-Kiểm tra sức khỏe thú cưng thường xuyên để phát hiện bệnh sớm.

Khám sức khỏe định kỳ cho chó

Khám sức khỏe định kỳ cho chó

Việc thực hiện đầy đủ những biện pháp này không chỉ giúp thú cưng khỏe mạnh mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình, đặc biệt là trẻ em. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn về lịch tẩy giun hoặc kiểm tra sức khỏe cho thú cưng, bạn có thể tham khảo Sông Hàn Pet – một địa chỉ uy tín tại Đà Nẵng chuyên chăm sóc và điều trị bệnh cho thú cưng.

Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng 

Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng 

Hotline 24/7: 0905735632 

Email: songhanpetclinic@gmail.com

Tham khảo:

Chó bị xà mâu là bị gì? Nguyên nhân và cách trị chó bị xà mâu triệt để

Chó bị viêm da có sao không? Cách điều trị hiệu quả

Zalo

Về đầu trang