Bệnh giun đũa ở chó là gì? Thông tin chi tiết về nhiễm giun Toxocara

Tháng 03, 14, 2025

Bệnh giun đũa ở chó là một vấn đề sức khỏe phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là khi nhiều gia đình nuôi chó nhưng lại thiếu các biện pháp vệ sinh và kiểm soát môi trường. Giun đũa chó có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các nội tạng của người, đặc biệt là da, cơ, gan, thận, mắt và não. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cùng Sông Hàn Pet đi sâu vào bài viết hôm nay nhé.

Tìm hiểu về bệnh giun đũa ở chó

Bệnh giun đũa chó do nhiễm giun Toxocara, đây là một bệnh ký sinh trùng có khả năng lây truyền từ chó sang người.

Bệnh này chủ yếu phổ biến ở các nước đang phát triển, thường thì người nhiễm giun đũa chó không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ. Tuy nhiên, khi bệnh phát triển nặng, các dấu hiệu có thể xuất hiện như viêm phổi, giảm thị lực ở một mắt, gan và lách to, nổi mề đay. Khi giun phát triển với số lượng lớn trong cơ thể, các triệu chứng sẽ rõ rệt hơn và cần được điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Giun đũa chó Toxocara có kích thước nhỏ hơn nhiều so với các loài giun đũa khác, với cơ thể hình ống và ruột hoàn chỉnh. Đây là loài giun đơn tính, với sự khác biệt rõ ràng giữa con đực và con cái. Con đực có chiều dài từ 4-6 cm, nhỏ hơn con cái, với đuôi cong theo hình bụng và nhọn, cùng tinh hoàn hình ống đơn và các gai đơn giản.

Bệnh giun đũa ở chó là gì?

Bệnh giun đũa ở chó là gì?

Giun cái dài khoảng 6,5 cm, nhưng có thể lên đến 15 cm, với buồng trứng lớn và tử cung chứa đến 27 triệu trứng. Trứng giun đũa có màu nâu, hình gần cầu và có kích thước từ 75-90 micromet. Chúng có khả năng chịu đựng tốt với điều kiện khắc nghiệt và các hóa chất, giúp giun có thể tồn tại lâu dài trong môi trường bên ngoài, tạo điều kiện dễ dàng lây nhiễm cho vật chủ.

Những triệu chứng giun đũa chó bạn cần biết

Triệu chứng của bệnh giun đũa chó phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm số lượng ấu trùng Toxocara xâm nhập vào cơ thể, thời gian nhiễm bệnh, vị trí ký sinh của giun và phản ứng miễn dịch của từng người.

Hầu hết các trường hợp nhiễm Toxocara giun đũa chó không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ, khiến nhiều người không nhận ra mình đã bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, khi giun đũa phát triển với số lượng lớn và tấn công các cơ quan nội tạng, các triệu chứng có thể xuất hiện rõ rệt hơn, bao gồm: sốt, thở khò khè, ho, đau bụng, mệt mỏi, phát ban ngứa trên da (mề đay), viêm phổi, gan to, và lách to.

Triệu chứng giun đũa ở chó khó phát hiện

Triệu chứng giun đũa ở chó khó phát hiện

Khi giun đũa chó tấn công vào mắt, triệu chứng thường chỉ xuất hiện ở một bên mắt. Các dấu hiệu có thể bao gồm đau và đỏ mắt, sẹo và tổn thương võng mạc, giảm thị lực và trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.

Xem thêm:

Sán dây ở chó có lây sang người không? Cách phòng ngừa

Chó bị xà mâu là bị gì? Nguyên nhân và cách trị chó bị xà mâu triệt để

Cách điều trị bệnh giun đũa ở chó

Bệnh giun đũa chó hiện nay có thể điều trị khá dễ dàng nhờ các loại thuốc diệt ký sinh trùng hiệu quả. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, phương pháp điều trị có thể khác nhau.

Một trong những phác đồ điều trị tiêu chuẩn là dùng thuốc albendazole trong 5 ngày, giúp tiêu diệt giun đũa chó. Một số loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng, có thể là một liều duy nhất hoặc kéo dài, tùy thuộc vào tình trạng bệnh.

Để giảm thiểu phản ứng dị ứng do giun đũa chó gây ra, người bệnh có thể được sử dụng kèm với corticosteroid. Nếu bệnh gây ra di chứng nặng nề tại các cơ quan như mắt, gan, phổi, hoặc các cơ quan khác, có thể cần thực hiện phẫu thuật hoặc dùng thêm thuốc tẩy giun sán để xử lý.

Phương pháp điều trị giun đũa ở chó tùy vào mức độ bệnh

Phương pháp điều trị giun đũa ở chó tùy vào mức độ bệnh

Việc điều trị thành công phụ thuộc vào việc phát hiện bệnh sớm và tuân thủ đúng phương pháp điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, giúp ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng và phục hồi sức khỏe hiệu quả.

Biện pháp phòng ngừa bệnh giun đũa ở chó

Để phòng ngừa bệnh giun đũa chó và bảo vệ sức khỏe cho cả bạn và thú cưng, việc duy trì vệ sinh và chăm sóc định kỳ rất quan trọng. Sau đây là một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả:

Đối với thú cưng

Hãy làm sạch các khu vực mà cún cưng lui tới, đặc biệt là ghế và giường ngủ, ít nhất một lần mỗi tuần. Đảm bảo thu gom phân của cún ngay lập tức, không để bừa bãi ngoài đường.

Sau khi chơi đùa, tắm rửa hoặc chăm sóc cún cưng, bạn cần rửa tay kỹ bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Đưa thú cưng đi kiểm tra sức khỏe và tẩy giun đũa theo định kỳ để giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Đưa chó khám sức khoẻ định kỳ

Đưa chó khám sức khoẻ định kỳ

Đối với trẻ em

Đảm bảo rằng đồ chơi của trẻ luôn sạch sẽ và được khử trùng định kỳ.

Dạy trẻ cách rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch. Đặc biệt sau khi chơi, trước khi ăn hoặc sau khi sử dụng nhà vệ sinh. Trước khi cho trẻ chơi, hãy quan sát kỹ khu vực sân chơi để đảm bảo nó sạch sẽ, không có phân thú cưng hoặc các vật liệu ô nhiễm khác.

Chăm sóc thú cưng và vệ sinh đúng cách không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe cho chúng mà còn ngăn ngừa nguy cơ bệnh lây truyền cho con người. 

Phòng khám Sông Hàn Pet - Điều trị bệnh giun đũa chó tốt nhất Đà Nẵng

Phòng khám Sông Hàn Pet là một cơ sở uy tín đạt chuẩn quốc tế. với hệ thống máy móc hiện đại và công nghệ bậc nhất, được nhập khẩu chính hãng từ các nước lớn. Điều này, các xét nghiệm liên quan đến bệnh ký sinh trùng như giun đũa chó chó, giun xoắn, giun đầu gai, sán dải heo, sán dải bò sẽ được thực hiện nhanh chóng và cho kết quả chính xác.

Điều trị giun đũa ở chó uy tín Sông Hàn Pet

Điều trị giun đũa ở chó uy tín Sông Hàn Pet

Đặc biệt, với đội ngũ bác sĩ giỏi và chuyên gia hàng đầu tại Việt Nam, phòng khám có nhiều kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị, giúp thú cưng phục hồi sức khỏe hiệu quả.

Mọi chi tiết vui lòng liên hệ, SÔNG HÀN PET CLINIC

Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng 

Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng 

Hotline 24/7: 0905735632 

Email: songhanpetclinic@gmail.com

Tham khảo:

Cầu trùng chó: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Cách trị bọ chét chó nhanh chóng, tận gốc đơn giản ngay tại nhà

 

Zalo

Về đầu trang