Hai chân sau của mèo bị yếu, chủ nuôi nên làm gì?
Hai chân sau của mèo bị yếu là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng di chuyển và chất lượng cuộc sống của mèo. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách xử lý tình trạng này, cùng Sông Hàn Pet tìm hiểu các thông tin cần thiết tại đây.

Hai chân sau của mèo bị yếu có tự khỏi không?
Việc mèo yếu 2 chân sau có thể tự hồi phục nếu nguyên nhân là chấn thương nhẹ như bong gân hoặc căng cơ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không được điều trị đúng cách hoặc nguyên nhân là do bệnh lý nghiêm trọng hơn (như thoái hóa khớp, bệnh thần kinh, hoặc nhiễm trùng), việc tự hồi phục có thể không xảy ra và cần có sự can thiệp của bác sĩ thú y.
Trong trường hợp chấn thương nhẹ, bạn nên hạn chế cho mèo vận động quá mức, để chúng nghỉ ngơi trong một môi trường yên tĩnh, tránh leo trèo hoặc vận động mạnh.

Hai chân sau của mèo bị yếu nhẹ có thể phục hồi
Nguyên nhân nào khiến mèo đi khập khiễng chân sau
Tình trạng yếu hai chân sau ở mèo có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chấn thương bên ngoài đến các vấn đề bên trong cơ thể.
Đau chân do chấn thương: Mèo ngã từ trên cao xuống, bị va đập mạnh, hoặc bị vật nặng rơi vào chân. Chân mèo có thể bị bong gân, trật khớp, gãy xương hoặc tổn thương mô mềm.
Đau chân do viêm: Viêm khớp thường gặp ở mèo lớn tuổi hoặc mèo thừa cân, gây cứng khớp và đau đớn.
Mèo bị loãng xương: Thiếu canxi hoặc các chất dinh dưỡng cần thiết cũng góp phần gây loãng xương. Thường gặp ở mèo lớn tuổi khi cơ thể bắt đầu lão hóa.
Mèo đi khập khiễng do côn trùng đốt: Bị ong, kiến, hoặc các loại côn trùng độc đốt.
Xem thêm:
Mèo bị gãy xương có tự lành được không?
FIP mèo: Tất tần tật về căn bệnh nguy hiểm
Triệu chứng cảnh báo hai chân sau của mèo bị yếu
Mèo bị yếu 2 chân sau thường có một số triệu chứng cảnh báo rõ ràng, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề.
-Mèo đi khập khiễng, bước đi không đều, hoặc kéo lê chân sau.
-Hai chân sau run rẩy hoặc yếu ớt, không đủ lực để hỗ trợ cơ thể.
-Khó đứng lâu hoặc nhanh chóng gục ngã khi cố đứng lên.
-Hai chân sau sưng to, đỏ hoặc nóng khi chạm vào
-Trường hợp nặng, mèo có thể mất kiểm soát hoàn toàn hai chân sau (liệt).
-Mèo phản ứng đau đớn hoặc kêu rên khi bạn chạm vào phần chân sau.

Mèo bị yếu hai chân sau có triệu chứng cảnh báo rõ ràng
Hai chân sau của mèo bị yếu, chủ nuôi cần làm gì?
Khi mèo đi khập khiễng, điều quan trọng là bạn cần xử lý đúng cách để tránh làm tình trạng nặng thêm. Dưới đây là các bước cụ thể:
Trong tình huống mèo đạp gai hoặc có vật thể lạ trong chân
Quan sát kỹ các phần chân của mèo, tìm xem có vết thương hở, sưng tấy, mẩn đỏ hoặc dấu hiệu bất thường nào không.
Nếu bạn phát hiện có vật lạ (chẳng hạn như gai hoặc mảnh vụn), hãy nhẹ nhàng dùng nhíp để loại bỏ. Sau đó làm sạch khu vực bị thương bằng xà phòng và nước sạch. Sau khi vệ sinh, bạn nên băng bó vết thương để tránh nhiễm trùng và hạn chế sự lây lan của vi khuẩn.
Cắt tỉa móng định kỳ
Móng mèo dài quá cũng có thể là nguyên nhân khiến hai chân sau của mèo bị yếu hoặc gặp khó khăn trong việc di chuyển. Đặc biệt, khi móng dài và sắc nhọn thể đâm vào thịt, gây đau đớn cho mèo. Do đó, việc cắt tỉa móng cho mèo là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe và sự thoải mái cho chúng.
Nếu bạn không tự tin khi cắt móng cho mèo, bạn có thể đến dịch vụ spa chuyên nghiệp Sông Hàn Pet để giúp bạn thực hiện việc này an toàn hơn.

Cắt tỉa móng định kỳ cho mèo
Đưa mèo đến bác sĩ thú y
Khi hai chân sau của mèo bị yếu hoặc không thể di chuyển bình thường, nếu tình trạng này sẽ không cải thiện sau 24 giờ, bạn nên đưa mèo đến bác sĩ thú y để kiểm tra. Vì có thể mèo gặp phải chấn thương như gãy chân, viêm khớp, bong gân hoặc các vấn đề khác.
Đặc biệt, nếu mèo có các biểu hiện như tư thế chân kì quặc, chán ăn, hoặc không chịu di chuyển, điều này cho thấy vấn đề có thể đã trở nên nghiêm trọng và cần sự can thiệp của bác sĩ thú y. Bác sĩ sẽ thẩm định và xác định chính xác nguyên nhân của vấn đề để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Trong trường hợp này, bạn không nên tự ý mua thuốc hoặc tự xử lý vết thương, vì điều này có thể làm tình trạng của mèo tồi tệ hơn. Bác sĩ thú y Sông Hàn Pet có đủ chuyên môn để giúp mèo hồi phục và giảm bớt đau đớn.
Thực hiện chế độ chăm sóc đặc biệt
Trong khi chờ cuộc hẹn với bác sĩ thú y, bạn nên hạn chế việc di chuyển của mèo để tránh làm vết thương trở nên nặng hơn. Cố gắng tạo một không gian yên tĩnh, thoải mái để mèo nghỉ ngơi, tránh các hoạt động mạnh hoặc leo trèo. Sau khi bác sĩ thăm khám, bạn cần tuân thủ đúng các hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc để giúp mèo hồi phục nhanh nhất.
Hãy dành thời gian ở bên mèo, vuốt ve, ủ ấm và động viên chúng. Mèo có thể cảm thấy lo lắng hoặc trầm cảm khi bị đau hoặc không thể di chuyển bình thường, vì vậy việc bạn ở bên cạnh sẽ giúp mèo cảm thấy an tâm và không bị cô đơn.

Chế độ chăm sóc đặc biệt cho mèo đi khập khiễng chân sau
Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết về tình trạng hai chân sau của mèo bị yếu và các dịch vụ chăm sóc thú cưng, bạn có thể theo dõi Sông Hàn Pet để cập nhật thêm kiến thức và nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ bác sĩ thú y chuyên nghiệp.
SÔNG HÀN PET CLINIC
Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline 24/7: 0905735632
Email: songhanpetclinic@gmail.com
Tham khảo:
Top 7+ các bệnh thường gặp ở mèo và cách chữa trị hiệu quả nhất
Giảm bạch cầu ở mèo là gì? Cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo