Giảm bạch cầu ở mèo là gì? Cách chữa bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu là một căn bệnh rất nguy hiểm ở mèo. Đây là căn bệnh có khả năng truyền nhiễm cao, tốc độ lây lan chóng mặt và gây nên tỷ lệ tử vong cao ở vật nuôi. Vậy bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì? Dấu hiệu mèo bị giảm bạch cầu, nguyên nhân mèo bị giảm bạch cầu hay cách chữa bệnh fpv ở mèo như thế nào? Hãy cùng Sông Hàn Pet theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết thêm các thông tin chi tiết bạn nhé!
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo là gì? Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không?
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo hay còn có tên gọi khác là bệnh FPV, bệnh viêm ruột truyền nhiễm, bệnh care hay bệnh máu trắng. Bệnh này có thể xảy ra đối với bất kỳ mèo ở lứa tuổi, giống mèo nào. Hầu như họ nhà mèo đều mắc căn bệnh gây tử vong cao này.
Về câu hỏi bệnh giảm bệnh giảm bạch cầu ở mèo có lây không thì câu trả lời ở đây là có. Virus lây lan và tồn tại trong môi trường lâu dài và điều này khiến mèo có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh giảm bạch cầu từ những con mèo đang bị bệnh.
Dấu hiệu giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có rất nhiều triệu chứng nhưng để nhận biết nhất thì có các dấu hiệu dưới dây:
- Mèo bỏ ăn, không chịu ăn, chán ăn hoặc không ăn nổi;
- Mèo có biểu hiện mệt mỏi, uể oải, yu ớt, lông rụng nhiều;
- Mèo bị nôn khan, nôn ra dịch vàng bọt trắng, viêm tai giữa;
- Mèo bị tiêu chảy cấp, chảy nước dãi không kiểm soát, chảy thành dòng với mùi hôi khó chịu;
- Mèo bị mất nước nghiêm trọng nên bị khàn tiếng, mất tiếng;
- Mắt mèo nhiều nhèm, sụp mí, lờ đờ;
- Mũi, miệng mèo bị thâm đen;
- Mèo đi loạng choạng, run rẩy, mất cân bằng;
- Mèo có thể bị động kinh nếu bệnh phát triển đã nặng nề hơn.
Xem ngay:
FIP mèo: Tất tần tật về căn bệnh nguy hiểm
Mèo bị FIP sống được bao lâu? Tất tần tật về bệnh FIP ở mèo
Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu mèo
Các thể bạch cầu quá cấp tính, bạch cầu thần kinh sẽ diễn biến không quá nhanh. Đối với các thể này, chúng không phân thành các giai đoạn bệnh. Chúng ta chỉ có thể phân biệt các giai đoạn bệnh bạch cầu ở mèo xét đến thể cấp tính.
Thời gian ủ bệnh của mèo thường kéo dài từ 2-3 ngày hoặc 5-7 ngày tùy trường hợp. Trong thời gian này, nếu bạn để ý quan sát thì có thể thấy rõ các triệu chứng báo hiệu bệnh ở vật nuôi như là mèo bị sốt, bị tiêu chảy, chảy nước mắt liên tục,...
Thời gian ủ bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Sau thời gian ủ bệnh, nếu không được phát hiện và cứu chữa kịp thời, bệnh sẽ tiến triển nặng nề hơn. Giai đoạn tiến triển của bệnh diễn ra trong vòng từ 2-3 ngày. Thân nhiệt mèo có thể bị hạ thấp, mèo rơi vào hôn mê sâu, mất nhận thức. Lúc này, nếu bạn vẫn chưa phát hiện thì khả năng tử vong của mèo là rất cao.
Nếu sau thời gian tiến triển bệnh, mèo được điều trị và sống sót sau 5 ngày thì bệnh giảm bạch cầu được xem như là đã được chữa khỏi. Mèo có thể bình phục lại sức khỏe sau vài tuần, thường là 3 tuần.
Nguyên nhân mèo bị giảm bạch cầu
Virus FPV
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo được gây ra bởi virus FPV- một loại virus rất cứng đầu, thuộc nhóm Parvovirus, có thể đề kháng với các chất sát trùng cực mạnh, rất nhạy cảm với Clorox.
Đặc biệt, loại virus này còn có thể tồn tại trong nhiệt độ 56 độ C trong thời gian dài khoảng 30 phút. Điều này có nghĩa là các loại chất sát trùng mạnh như acid, chloroform cũng không thể loại bỏ được loại virus này.
Virus FPV sinh trưởng và phát triển nhanh chóng trong cơ thể mèo. Chỉ sau 24 giờ kể từ khi bị nhiễm bệnh, virus phân bổ khắp cơ thể mèo. Các mô trong cơ thể mèo sẽ chứa một lượng lớn các virus FPV sau khoảng 2 ngày nhiễm bệnh. Virus tấn công hàng loạt vào hệ miễn dịch của mèo, gây giảm bạch cầu, phá hủy nghiêm trọng niêm mạc ruột.
Mèo bị nhiễm virus
Cơ thể mèo mắc các độc tố
Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh giảm bạch cầu ở mèo đó là mèo bị nhiễm các độc tố, lâu dần dẫn đến việc sản sinh các khối u ác tính. Thông thường là do mèo mẹ mang thai nhưng bị sảy con, đẻ non và hệ bạch huyết, tủy bị rối loạn, từ đó tạo ra các khối u bạch cầu ác tính này.
Lây lan từ mèo bị bệnh, mèo hoang
Mèo hoang hay mèo không rõ nguồn gốc chính là một trong những nguy cơ gây lây lan bệnh cho mèo không bị bệnh. Khi mèo khỏe mạnh tiếp xúc với những con mèo hoang hay những con mèo đã mắc bệnh trước đó, bao gồm các hành động như: liếm lông, ăn chung, uống chung thì sẽ bị mắc bệnh này ở nguy cơ rất cao.
Mèo đến những nơi giết mổ hay chứa các chất thải độc hại cũng là nguồn cơn gây nên bệnh. Những nơi này thường tạo thành ổ dịch với vô số các mầm mống bệnh tật.
Xem ngay:
Bệnh tiêu chảy ở chó có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Vì sao mèo bị nôn mửa? Cách điều trị như thế nào hiệu quả
Cách chữa giảm bạch cầu ở mèo
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có thể chữa được không? Câu trả lời là có thể, tuy nhiên còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mèo, tình trạng bệnh, giai đoạn bệnh mà các phương pháp chữa trị được áp dụng sẽ có phần khác biệt.
Đưa mèo đến các cơ sở, phòng khám thú y để điều trị
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo không phải là một căn bệnh đơn giản mà chúng ta có thể chữa trị ngay tại nhà. Hiện nay, bệnh này vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh hoàn toàn nên chủ yếu mèo sẽ được điều trị bằng cách tăng sức đề kháng để mèo tự tạo ra các kháng thể có thể chống chọi, đẩy lùi các virus gây bệnh bạch cầu ở mèo.
Do đó, khi phát hiện mèo nhà bạn đang có các dấu hiệu của bệnh giảm bạch cầu, bạn cần ngay lập tức đưa mèo tới các cơ sở thú y, phòng khám thú y để được thăm khám và chữa trị kịp thời nhất.
Bệnh giảm bạch cầu ở mèo có chữa được không? Nên đưa mèo đến các cơ sở thú y uy tín để chữa trị
Căn bệnh này phát triển và lây lan rất nhanh trong môi trường. Chính vì vậy, bạn càng đưa mèo đến các cơ sở thú y để chữa trị nhanh chóng thì khả năng mèo có thể hồi phục sức khỏe sau bệnh càng cao.
Phác đồ điều trị phổ biến được áp dụng để điều trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo hiện nay đó là dùng thuốc kháng sinh, truyền dịch cho mèo, bổ sung thuốc hỗ trợ tăng bạch cầu hay truyền kháng thể trực tiếp cho mèo.
Luôn giữ ấm cho mèo
Một trong những điều cực kỳ quan trọng khi chữa bệnh FPV ở mèo đó là phải luôn luôn giữ ấm cho mèo. Mèo bị bệnh là lúc mà cơ thể mèo yếu ớt nhất, suy yếu nhất và đồng thời với đó là sức đề kháng rất yếu. Lúc này, bạn sẽ cần đặc biệt chú ý quan sát đến các biểu hiện, hành vi của mèo vì rất có thể bệnh sẽ gây nên các triệu chứng liên quan đến thần kinh.
Bạn cần cố gắng luôn luôn giữ ấm cho mèo. Bạn có thể sử dụng bóng đèn đỏ 10W dễ dàng mua tại các cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa để sưởi ấm cho mèo.
Luôn giữ ấm cho mèo khi chữa trị bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Cách ly mèo nhanh chóng
Bạn cần nhanh chóng cách ly mèo bị bệnh với các chú mèo khỏe mạnh khác nếu như không muốn bệnh giảm bạch cầu này nhanh chóng lây lan với tốc độ chóng mặt và tạo thành ổ dịch. Bạn cũng cần thực hiện việc sát trùng đối với toàn bộ nơi ở của mèo.
Đối với mèo bệnh, bạn cần cách ly mèo ở những nơi khô ráo, thông thoáng, sạch sẽ và đặc biệt tránh các nơi ẩm ướt vì những nơi này chứa đựng rất nhiều nguy cơ khiến bệnh ở mèo càng thêm trầm trọng.
Trong thời gian đầu chữa bệnh, bạn không nên cho mèo ăn và hạn chế tối đa các tác động mạnh tới vật nuôi. Các tác động mạnh có thể kể đến như là ánh sáng quá mạnh, âm thanh quá ồn ào,...
Bạn có thể cho mèo ăn lượng ít thức ăn mềm, các loại thức ăn dễ tiêu hóa khi mèo đã có các dấu hiệu hồi phục bệnh. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung thêm các loại vitamin như vitamin B, B2, C để giúp mèo nhanh chóng khỏe mạnh trở lại.
Cách phòng tránh bệnh bạch cầu ở mèo bạn nên biết
Như đã đề cập phía trên, bệnh giảm bạch cầu ở mèo gây nên tỷ lệ tử vong rất cao. Đặc biệt, việc cứu chữa bệnh ở mèo con là rất thấp. Do đó, để có thể phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này, bạn nên cho mèo đi chích ngừa virus nhanh chóng, tốt nhất là khi chúng đủ 3 tuần tuổi.
Thông thường, vắc xin phòng ngừa bệnh bạch cầu ở mèo có hiệu lực trong vài năm. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả phòng tránh bệnh và đảm bảo an toàn hơn cho vật nuôi, bạn nên đưa mèo đi tiêm vacxin hàng năm.
Mèo bị bệnh sau khi khỏi vẫn có thể mang virus bên trong cơ thể trong vài tháng và tiềm ẩn nguy cơ tái phát bệnh, gây lây nhiễm cho các chú mèo khác. Do đó, bạn cần sát trùng, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Nếu được, bạn không nên nhận nuôi mèo mới trong nhà trong khoảng 6 tháng.
Tiêm vacxin phòng chống bệnh giảm bạch cầu ở mèo
Mèo không chỉ là thú cưng mà chắc chắn là một thành viên gắn bó rất lớn với gia đình nhận nuôi. Chính vì vậy, bạn cần thường xuyên quan sát các biểu hiện của thú cưng, quan tâm sức khỏe của chúng để có thể nhanh chóng phát hiện ra các triệu chứng bệnh nếu có và khám, chữa bệnh cho mèo kịp thời nhất.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về cách chữa trị giảm bạch cầu ở mèo. Hy vọng những thông tin trên là hoàn toàn hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn đang tìm kiếm đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc thú cưng toàn diện đảm bảo chất lượng và uy tín, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả nhất.
⏰ Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Chủ Nhật (8h-19h), sau 19h nhận cấp cứu 24/7 tại cơ sở 3
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Địa chỉ:
- Cs1: 50 Phan Đăng Lưu - Hải Châu - Đà Nẵng
Zalo: 0896 443 119 - Cs2: 11 Phạm Cự Lượng - Sơn Trà
0905 735 632
Email: songhanpetclinic@gmail.com
Cùng chuyên mục