Nguyên nhân chó bị viêm giác mạc và phương pháp điều trị
Chó bị viêm giác mạc là một bệnh lý mắt phổ biến có thể gây đau đớn và giảm thị lực nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây, cùng Sông Hàn Pet tìm hiểu những thông tin chi tiết về bệnh này để có cách điều trị hiệu quả.

Tìm hiểu bệnh viêm giác mạc ở chó
Giác mạc ở chó là lớp mô trong suốt bao phủ phần trước của mắt, giúp bảo vệ các cấu trúc bên trong như đồng tử, mống mắt và khoang trước của mắt. Ngoài vai trò bảo vệ, giác mạc còn góp phần quan trọng trong việc khúc xạ ánh sáng, giúp chó nhìn rõ hơn.
Giác mạc có ba lớp chính gồm một lớp biểu mô (lớp bề mặt), một lớp đệm (lớp giữa) và một lớp nội mô (lớp trong cùng). Khi giác mạc ở chó bị tổn thương như viêm nhiễm giác mạc có thể gây ra đau đớn, khó chịu, thậm chí dẫn đến mất thị lực nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm giác mạc ở chó là gì?
Chó bị viêm giác mạc được chia làm 2 loại:
Viêm giác mạc không loét: Không có tổn thương trên bề mặt giác mạc.
Viêm giác mạc loét: Có tổn thương hoặc loét trên bề mặt giác mạc, thường nghiêm trọng hơn.
Nguyên nhân chó bị viêm giác mạc
Chó bị viêm giác mạc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đôi mắt. Vì thế cần nắm rõ nguyên nhân để giúp chủ nuôi biết cách phòng tránh và điều trị hiệu quả.
Do Virus: Virus gây bệnh Care hoặc Herpes Virus.
Tổn thương cơ học: Do vật sắc nhọn (cành cây, bụi, móng vuốt), côn trùng bay vào mắt hoặc tiếp xúc với hóa chất.
Khô mắt: Thiếu nước mắt khiến giác mạc không được bôi trơn, dẫn đến kích ứng và viêm.
Dị ứng: Do môi trường (bụi, phấn hoa) hoặc thức ăn, gây kích ứng và viêm giác mạc.
Bệnh tự miễn: Viêm giác mạc sắc tố đặc biệt phổ biến ở các giống chó như German Shepherd, là một phản ứng tự miễn làm tổn thương giác mạc.
Rối loạn cấu trúc mắt: Các bất thường bẩm sinh hoặc do di truyền, chẳng hạn như mí mắt cuộn vào trong hoặc lông quặm, làm kích ứng và gây viêm giác mạc.
Do vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập từ môi trường hoặc qua các vết xước trên giác mạc.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm giác mạc ở chó
Xem thêm:
Bệnh ký sinh trùng máu ở chó là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Ve chó từ đâu ra? Tác hại và cách trị ve chó hiệu quả
Triệu chứng nhận biết chó bị viêm giác mạc
Viêm giác mạc có thể dễ nhận biết qua các dấu hiệu bất thường ở mắt chó. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp:
Dấu hiệu tại mắt
Một số dấu hiệu phổ biến bạn có thể nhận thấy ở mắt chó bị viêm mạc bao gồm:
-Chảy nước mắt nhiều: Mắt liên tục chảy nước hoặc tiết dịch bất thường (có thể là chất nhầy, mủ).
-Đỏ mắt: Mạch máu trong giác mạc giãn nở, khiến mắt đỏ hơn bình thường.
-Giác mạc mờ đục: Phần trong suốt của mắt trở nên mờ, có thể xuất hiện màng trắng hoặc xám.
-Xuất hiện loét hoặc tổn thương trên giác mạc: Thường nhìn thấy dưới ánh sáng.
-Mắt nhạy cảm với ánh sáng: Chó nheo mắt, sợ ánh sáng, hoặc cố gắng tránh nơi sáng.
-Sưng mí mắt: Mí mắt có thể sưng to và đỏ.
Hành vi của chó
Khi chó bị viêm giác mạc, ngoài các dấu hiệu ở mắt, chúng cũng có thể thay đổi hành vi do cảm giác khó chịu hoặc đau đớn. Dưới đây là một số dấu hiệu về hành vi mà bạn có thể nhận thấy:
-Dụi mắt hoặc gãi mắt: Chó có xu hướng cào hoặc dụi mắt bằng chân, do cảm giác ngứa hoặc đau.
-Nheo mắt hoặc nhắm mắt liên tục: Đây là phản ứng để giảm bớt cơn đau hoặc khó chịu.
-Liếm mắt: Chó thường xuyên liếm vùng mắt, đặc biệt khi cảm thấy khó chịu.

Chó bị viêm giác mạc phản ứng đau và khó chịu
Triệu chứng nặng hơn nếu không điều trị
Dưới đây là những triệu chứng báo động liên quan đến mắt cần lưu ý:
-Xuất hiện màu sắc bất thường trên giác mạc: Mảng trắng, vàng, hoặc thậm chí xanh lục (do mủ hoặc tổn thương nghiêm trọng).
-Loét giác mạc sâu: Tổn thương ăn sâu vào giác mạc, có nguy cơ dẫn đến thủng giác mạc.
-Mù lòa: Nếu không được điều trị, viêm giác mạc có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.
Các phương pháp điều trị viêm giác mạc ở chó
Điều trị chó bị viêm giác mạc phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm.
Thuốc nhỏ mắt
Nếu chó bị viêm giác mạc do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Thuốc nhỏ mắt chứa corticoid hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) giúp giảm sưng tấy và đau.
Nếu nguyên nhân do khô mắt, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt giúp bôi trơn giác mạc.
Thuốc uống
Nếu có nhiễm trùng toàn thân hoặc viêm giác mạc loét sâu, bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm cần thiết, giúp giảm tình trạng viêm và sưng.

Điều trị chó bị viêm giác mạc với thuốc nếu nhẹ
Phẫu thuật
Nếu có tổn thương loét giác mạc nghiêm trọng hoặc thủng giác mạc, phẫu thuật ghép giác mạc có thể cần thiết để bảo vệ mắt. Các mô giác mạc bị hoại tử hoặc tổn thương không thể phục hồi, bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật loại bỏ mô này để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng.
Tham khảo:
Chó bị viêm da có sao không? Cách điều trị hiệu quả
Chó bị xà mâu là bị gì? Nguyên nhân và cách trị chó bị xà mâu triệt để
Cách chẩn đoán chó bị viêm giác mạc
Sông Hàn Pet là một phòng khám thú y uy tín ở Đà Nẵng, việc chẩn đoán viêm giác mạc ở chó thường được áp dụng các phương pháp chuyên sâu gồm:
Sử dụng thuốc nhuộm fluorescein: Thuốc giúp phát hiện tổn thương hoặc loét giác mạc. Khi soi dưới ánh sáng xanh, các vết loét sẽ hiện rõ, giúp xác định mức độ tổn thương.
Kiểm tra nước mắt: Đo lượng nước mắt để chẩn đoán khô mắt, một nguyên nhân phổ biến gây viêm giác mạc.
Đo áp suất nội nhãn: để loại trừ các bệnh lý như tăng nhãn áp có thể gây viêm giác mạc.
Soi đáy mắt: Sử dụng thiết bị soi mắt chuyên dụng để kiểm tra sâu hơn, xác định mức độ tổn thương hoặc nhiễm trùng ở giác mạc.
Xét nghiệm máu (nếu cần thiết): Đánh giá sức khỏe tổng quát của chó, đặc biệt khi nghi ngờ viêm giác mạc do bệnh lý toàn thân.

Sử dụng phương pháp chuyên sâu để chẩn đoán chó bị viêm giác mạc
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ tại Sông Hàn Pet sẽ giải thích chi tiết tình trạng bệnh của chó. Đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, bao gồm sử dụng thuốc nhỏ mắt, thuốc uống hoặc can thiệp phẫu thuật nếu cần thiết
Việc chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời tại Sông Hàn Pet giúp chó nhanh chóng hồi phục và tránh được các biến chứng nguy hiểm như loét giác mạc sâu hoặc mù lòa. Hãy liên hệ ngay với phòng khám nếu chó của bạn có dấu hiệu bất thường về mắt.
SÔNG HÀN PET CLINIC
Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline 24/7: 0905735632
Email: songhanpetclinic@gmail.com
Cùng chuyên mục