Mèo bị bỏng nên xử lý như thế nào đúng cách, nhanh chóng?
Mèo bị bỏng là một tai nạn khá phổ biến nhưng thường bị chủ nuôi xem nhẹ. Mèo vốn hiếu động, thích khám phá, leo trèo, có thể vô tình va nước nóng hoặc hóa chất khiến mèo bị bỏng. Hãy cùng Sông Hàn Pet tìm hiểu cách sơ cứu kịp thời để bảo vệ mèo cưng trong những tình huống không may này.
Nguyên nhân gây ra bỏng ở mèo
Mèo có thể bị bỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Bỏng do nhiệt
-Chạm vào bếp nóng, nồi niêu, lò nướng hoặc ấm đun nước.
-Bị nước sôi, dầu nóng hoặc thức ăn nóng bắn vào người.
-Tiếp xúc với vật dụng nóng như bàn ủi, máy sấy tóc, đèn sưởi.
Bỏng do hóa chất
-Tiếp xúc với các chất tẩy rửa, thuốc tẩy, axit hoặc kiềm mạnh.
-Dẫm phải hoặc liếm các dung dịch tẩy rửa, xăng dầu, sơn, thuốc diệt cỏ.

Trường hợp nào khiến mèo bị bỏng
Bỏng do bức xạ (cháy nắng)
-Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu, đặc biệt là mèo có da nhạy cảm hoặc ít lông.
-Nằm gần các thiết bị phát nhiệt mạnh như đèn hồng ngoại, máy sưởi trong thời gian dài.
Xác định mức độ bỏng ở mèo
Xác định mức độ mèo bị bỏng là bước quan trọng để xử lý vết thương và điều trị hiệu quả. Tùy vào tình trạng cụ thể, phương pháp sơ cứu sẽ khác nhau. Dưới đây là ba cấp độ bỏng bạn cần biết:
Cấp độ 1
Ở mức độ này, da thường bị đỏ, không xuất hiện bọng nước, vùng bị bỏng có thể mất một ít lông và gây cảm giác đau rát nhẹ. Bạn có thể tự điều trị cho mèo tại nhà bằng cách sử dụng các sản phẩm chứa nitrofuran hoặc thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ thú y.
Cấp độ 2
Ở mức độ 2, vết bỏng sẽ có bọng nước, da có thể bị tróc, phồng rộp và mẩn đỏ. Lớp da lúc này đã chịu tổn thương, vì vậy bạn cần đánh giá mức độ nghiêm trọng để quyết định có nên băng gạc cho mèo hay không.

Xác định mức độ mèo bị bỏng để đưa phương pháp điều trị hợp lý
Cấp độ 3
Ở mức độ 3, da mèo có thể trở nên sần sùi, thâm đen hay trắng do tổn thương sâu vào mô dưới da. Lúc này, bạn cần đưa mèo đến bác sĩ thú y ngay để được điều trị kịp thời. Một số trường hợp bỏng cấp độ ba có nguy cơ sốc phản vệ hoặc nhiễm trùng.
Trong giai đoạn này, mèo cần được truyền dịch qua tĩnh mạch để giảm tình trạng mất nước và băng vết thương đúng cách để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Xem ngay:
3 yếu tố khiến mèo bỏ ăn và cách xử lý hiệu quả
Mèo nôn ra dịch vàng: Nguyên nhân và cách xử lý
Mèo bị bỏng cần phải làm gì?
Sau khi đánh giá mức độ bỏng, bạn cần nhanh chóng can thiệp để hỗ trợ mèo kịp thời.
Xử lý khi mèo bị bỏng do nhiệt
Bỏng cấp độ 1 và 2, hãy làm mát vết bỏng bằng cách đắp khăn ướt hoặc ngâm vùng bị tổn thương vào nước mát trong 20 phút. Tránh sử dụng bình xịt để phun nước trực tiếp lên mèo, vì điều này có thể khiến chúng hoảng sợ.
Sau khi làm mát, tiếp tục xử lý theo từng cấp độ như sau:
Bỏng cấp độ 1: Khi nhiệt độ vùng bị bỏng đã giảm, dùng khăn khô thấm nhẹ để làm khô, tuyệt đối không chà xát mạnh để tránh tổn thương da. Thoa một lượng nhỏ gel lô hội lên vùng bỏng, nhưng không sử dụng bơ hoặc các loại thuốc mỡ khác, vì chúng có thể làm tình trạng nặng hơn.
Bỏng cấp độ 2: Giữ nguyên khăn ướt trên vết bỏng và nhanh chóng đưa mèo đến bác sĩ thú y. Chỉ có bác sĩ mới có thể xác định phương pháp điều trị phù hợp.
Bỏng cấp độ 3: Mèo có thể rơi vào tình trạng sốc. Che phủ vùng bị bỏng nặng bằng một miếng vải ướt, sau đó quấn mèo trong khăn khô hoặc chăn và đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.

Mèo bị bỏng cần phải làm gì?
Xử lý khi mèo bị bỏng da do hóa chất
Trước tiên, hãy bảo vệ bản thân bằng cách đeo găng tay, khẩu trang, kính bảo hộ và các dụng cụ bảo vệ khác nếu có. Bỏng cấp độ 1 và 2, bạn cần rửa sạch hóa chất trên da mèo bằng nước.
Nếu hóa chất có gốc dầu, hãy sử dụng một ít dung dịch rửa dịu nhẹ để loại bỏ trước, sau đó rửa sạch lại bằng nước. Vì mèo thường không thích bị xịt nước, nên bạn có thể đặt mèo vào xô nước và thay nước sau vài phút hoặc để mèo trong thùng rỗng rồi nhẹ nhàng đổ nước lên cơ thể.
Đối với bỏng cấp độ 3, hãy đặt một khăn ướt lên vùng bị bỏng để ngăn hóa chất tiếp tục tác động lên da. Sau khi đã rửa sạch hóa chất, dùng một khăn ướt sạch khác quấn quanh vết bỏng, sau đó quấn mèo vào khăn khô và nhanh chóng đưa đến bác sĩ thú y để cấp cứu. Đừng quên mang theo bao bì hóa chất để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Mèo bị bỏng cần xử lý kịp thời
Nếu mèo của bạn bị bỏng, bạn có thể trước với Sông Hàn Pet qua số điện thoại 090.573.5632 để được hướng dẫn sơ cứu và thông báo về tình trạng của mèo trước khi đến phòng khám. Sông Hàn Pet Clinic cung cấp dịch vụ cấp cứu thú y 24/7 tại Đà Nẵng. Với đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại để xử lý các trường hợp khẩn cấp như bỏng ở mèo.
SÔNG HÀN PET CLINIC
Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline 24/7: 0905735632
Email: songhanpetclinic@gmail.com
Xem ngay:
Mèo bị co giật có nguy hiểm không? cách chữa mèo bị co giật tại nhà
Mèo bị áp xe có phải là bệnh lý nguy hiểm?