Làm sao để biết khi nào mèo khó đẻ? Cách xử lý hiệu quả
Hỗ trợ mèo sinh con không phải là việc đơn giản, trong mỗi lần sinh nở, mèo có thể gặp phải nhiều rủi ro khác nhau. Đặc biệt, nếu mèo khó đẻ, bạn cần có những biện pháp hỗ trợ kịp thời và chính xác. Vậy làm thế nào để biết khi nào mèo đẻ khó? Cách đỡ đẻ cho mèo sinh khó như thế nào? Sông Hàn Pet sẽ giải đáp chi tiết trong bài viết hôm nay.
Các trường hợp mèo khó đẻ
Mèo khó đẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do mèo mẹ hoặc do mèo con. Dưới đây là các trường hợp phổ biến:
Mèo bị khó đẻ do tắc nghẽn đường sinh
Tình trạng mèo khó đẻ do tắc nghẽn đường sinh có thể xảy ra khi có sự chênh lệch giữa kích thước mèo con và đường sinh của mèo mẹ. Một số nguyên nhân khiến đường sinh không đủ rộng bao gồm:
-Cấu trúc xương của mèo mẹ (ví dụ: xương chậu bị gãy và lành không đúng cách)
-Mô mềm vùng chậu (chẳng hạn như táo bón nghiêm trọng)
-Tử cung của mèo mẹ (bị xoắn hoặc vỡ)
-Mèo con mắc dị tật nghiêm trọng
-Thai nhi quá lớn.

Mèo khó đẻ có thể do thai nhi quá lớn
Mèo khó đẻ do ngôi thai bất thường
Trong những ca sinh nở bình thường, mèo con thường ra đời với phần đầu đi trước. Tuy nhiên, nếu mèo con có ngôi thai xấu (đẻ ngược, phần đuôi ra trước), quá trình sinh có thể gặp khó khăn. Dù ngôi thai ngược không phải lúc nào cũng gây nguy hiểm, nhưng nếu mèo con đầu tiên nằm ở vị trí này, nguy cơ sinh khó sẽ cao hơn do không có phần mõm V của mèo con đẩy về phía trước.
Ngoài ra, nếu nước ối đã vỡ mà phần đầu mèo con bị mắc kẹt quá lâu trong bụng mẹ, bé có thể bị ngạt và dẫn đến tử vong.
Mèo đẻ khó do rối loạn chức năng
Tình trạng này còn được gọi là chuyển dạ ngưng tiến triển, có thể chia thành nguyên phát hoặc thứ phát. Chuyển dạ ngưng tiến triển nguyên phát là nguyên nhân phổ biến nhất gây sinh khó ở mèo. Khi đó, tử cung của mèo không co bóp hoặc co bóp yếu dần, khiến mèo con không thể được sinh ra.
Nguyên nhân có thể do căng thẳng, tuổi tác, béo phì, sức khỏe kém hoặc tác dụng của một số loại thuốc.

Mèo khó sinh do sức khỏe kém
Căng thẳng quá mức, hay còn gọi là hội chứng cuồng loạn, thường gặp ở các giống mèo như Oriental, Siamese và Burmese. Khi gặp tình trạng này, mèo mẹ có thể hoảng loạn, kêu gào liên tục và tìm kiếm sự chú ý. Trong trường hợp này, mèo cần được hỗ trợ trấn an và có thể cần dùng thuốc an thần để ổn định tâm lý.
Các dấu hiệu nhận biết mèo khó đẻ
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu mèo bị khó đẻ sẽ giúp chúng ta hỗ trợ mèo mẹ kịp thời. Một trong những dấu hiệu đầu tiên là tử cung co bóp không hiệu quả, quá yếu và không đủ lực để đẩy mèo con ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu mèo mẹ có các cơn co bóp kéo dài liên tục nhưng không thấy mèo con được sinh ra, rất có thể quá trình sinh đang gặp trở ngại và cần được can thiệp.

Mèo khó đẻ có biểu hiện hành vi bất thường
Mèo cũng có thể biểu hiện một số hành vi bất thường như đau đớn, giẫm chân liên tục, lăn lộn hoặc căng thẳng. Khi đó, bạn nên vỗ về, trấn an và theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu tiếp theo. Nếu mèo mẹ có dấu hiệu kiệt sức, mệt mỏi hoặc không đủ sức để tiếp tục sinh, đây là dấu hiệu đáng lo ngại. Bạn có thể cho mèo ăn một chút thức ăn mềm như súp thưởng để giúp chúng bổ sung năng lượng.
Xem ngay:
Mèo bị sảy thai có chết không? Cách xử lý như thế nào?
Mèo bị áp xe có phải là bệnh lý nguy hiểm?
Cách đỡ đẻ cho mèo khó đẻ
Nếu mèo mẹ gặp khó khăn khi sinh, bạn có thể hỗ trợ theo các bước sau:
Theo dõi dấu hiệu chuyển dạ và sinh khó
Mèo mẹ có thể sinh khó nếu:
-Rặn mạnh trong 30 phút nhưng chưa sinh được.
-Giữa các lần sinh cách nhau hơn 4 tiếng mà chưa có mèo con tiếp theo.
-Mèo mẹ tỏ ra mệt lả, thở nhanh, kêu rên hoặc có dấu hiệu đau đớn.
-Âm đạo chảy nhiều máu hoặc có dịch màu xanh, nâu, có mùi hôi.
Hỗ trợ sinh tại nhà nếu cần
Nếu mèo mẹ rặn lâu mà chưa sinh được, bạn có thể giúp bằng cách:
-Massage nhẹ vùng bụng dưới: Dùng tay xoa nhẹ nhàng từ trên xuống dưới để kích thích chuyển dạ.
-Dùng khăn sạch hỗ trợ kéo nhẹ mèo con: Nếu mèo con đã lộ một phần ra ngoài nhưng mắc kẹt, hãy dùng khăn sạch giữ phần đầu hoặc chân mèo con và kéo nhẹ nhàng theo nhịp rặn của mèo mẹ.
-Xoay tư thế mèo con: Nếu mèo con ra ngược hoặc bị kẹt, có thể nhẹ nhàng điều chỉnh hướng của bé.

Theo dõi dấu hiệu khó sinh ở mèo
Xử lý mèo con sau khi sinh
-Làm sạch màng ối: Nếu mèo mẹ không liếm sạch, bạn cần dùng khăn ẩm lau mặt, mũi và miệng mèo con.
-Kích thích mèo con thở: Nếu mèo con không khóc ngay, có thể xoa bóp nhẹ cơ thể hoặc dùng ống hút nhỏ để hút sạch dịch nhầy trong miệng và mũi.
-Giữ ấm cho mèo con: Đặt mèo con vào chỗ ấm và khô ráo để tránh hạ thân nhiệt.
Đưa mèo đến bác sĩ thú y
Nếu mèo mẹ có dấu hiệu sinh khó nghiêm trọng, chẳng hạn như rặn mạnh nhưng không sinh được sau 30 phút, giữa các lần sinh cách nhau quá lâu, chảy máu âm đạo nhiều, có dịch bất thường hoặc kiệt sức, bạn cần nhanh chóng đưa mèo đến bác sĩ thú y để được hỗ trợ kịp thời.

Đưa mèo đến phòng khám khi khó sinh nghiêm trọng
Tại Đà Nẵng, bạn có thể tham khảo dịch vụ của Sông Hàn Pet, một phòng khám thú y uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên hỗ trợ sinh sản, cấp cứu khẩn cấp và phẫu thuật cho thú cưng, giúp đảm bảo an toàn cho cả mèo mẹ và mèo con.
Chăm sóc mèo mẹ trước khi sinh
Việc chăm sóc mèo mẹ chu đáo trước khi sinh là cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ sinh khó. Tuy nhiên, trong suốt quá trình sinh nở, bạn vẫn cần theo dõi sát sao để đảm bảo an toàn cho mèo mẹ và mèo con.
Trước ngày dự sinh khoảng 5 – 7 ngày, bạn nên đưa mèo mẹ đến bác sĩ thú y để kiểm tra tổng quát. Việc này giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường và có biện pháp xử lý kịp thời.
Ngoài ra, hãy chuẩn bị sẵn một khu vực riêng tư, ấm áp và yên tĩnh để mèo mẹ sinh con. Bạn có thể sử dụng hộp carton hoặc ổ đẻ chuyên dụng, lót thêm vải mềm để tạo sự thoải mái.
Lưu ý: Không dùng chăn quá dày vì có thể che lấp và làm mèo con ngạt thở.

Trong giai đoạn này, người nuôi cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho mèo mẹ, đồng thời duy trì vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể chải lông và vệ sinh nhẹ nhàng để giúp mèo mẹ thư giãn, cảm thấy thoải mái hơn trước khi sinh.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên trang bị kiến thức về chăm sóc và hỗ trợ sinh sản cho thú cưng. Điều này giúp bạn nhận biết sớm các dấu hiệu bất thường trước, trong và sau khi mèo mẹ sinh con, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Qua bài viết trên, hy vọng giúp bạn biết cách xử lý khi mèo gặp tình trạng sinh khó, bởi nó ảnh hưởng đến tính mạng của mèo mẹ. Vì vậy, tốt nhất bạn nên lưu sẵn số điện thoại của bác sĩ thú y. Điều này sẽ rất hữu ích nếu bạn cần tư vấn hoặc hỗ trợ khẩn cấp.
SÔNG HÀN PET CLINIC
Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline 24/7: 0905735632
Email: songhanpetclinic@gmail.com
Xem ngay:
Mèo cái chảy máu ở vùng kín có nguy hiểm không?
Hướng dẫn chi tiết cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà