Chó ăn phải bả : Dấu hiệu nhận biết, cách xử lý và phòng tránh
Trong cuộc sống hiện đại, việc nuôi chó ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, một trong những mối nguy hiểm hàng đầu mà người nuôi chó cần cảnh giác là tình trạng chó ăn phải bả – một loại mồi có tẩm chất độc nhằm tiêu diệt chó. Vậy làm sao để nhận biết chó đã ăn bả? Phải xử lý thế nào khi phát hiện? Và quan trọng nhất là cách phòng tránh? Hãy cùng Sông Hàn Pet tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Bả chó là gì?
Bả chó là mồi nhử được tẩm các loại thuốc độc cực mạnh như bả xyanua, thuốc chuột, thuốc sâu hoặc các loại hóa chất khác có khả năng gây tử vong nhanh chóng cho chó. Kẻ xấu thường dùng thịt, xúc xích, pate hoặc những món ăn chó yêu thích để tẩm thuốc rồi rải trên đường, công viên hoặc ném vào nhà người nuôi chó.

Chó bị đánh bả có cứu được không và bả chó là gì?
Mục đích của việc rải bả có thể là trộm chó, trả thù cá nhân, hoặc đơn giản chỉ là hành vi thiếu đạo đức, vô nhân tính. Dù lý do gì, hậu quả của việc chó ăn phải bả đều rất nghiêm trọng.
Dấu hiệu chó ăn phải bả có thể bạn chưa biết
Khi chó ăn phải bả, các dấu hiệu sẽ xuất hiện rất nhanh, thường chỉ sau vài phút đến 1 giờ tùy vào loại chất độc. Một số biểu hiện phổ biến gồm:
-Nôn mửa liên tục, có thể có máu hoặc bọt trắng, vàng
-Chảy nước dãi nhiều bất thường
-Tiêu chảy, phân có màu lạ, đôi khi có máu
-Run rẩy, co giật, mất kiểm soát cơ thể
-Khó thở, thở gấp, thở rít
-Lừ đừ, mất ý thức hoặc ngã quỵ
-Học mắt, sùi bọt mép, mắt trợn trắng
Ngay khi nhận thấy một trong các dấu hiệu trên, chủ nuôi cần lập tức nghi ngờ chó bị đầu độc và tiến hành xử lý khẩn cấp.

Dấu hiệu chó ăn phải bả và cách cứu chữa chó ăn phải bả
Xem ngay:
Cách điều trị viêm đường ruột ở chó tại nhà
Chó bị hóc xương xử lý ra sao? Cách sơ cứu chó bị hóc xương kịp thời
Cách xử lý khi chó ăn phải bả
Khi chó ăn phải bả, đây là tình huống rất nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng của thú cưng. Việc nhận diện và xử lý kịp thời sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro và hậu quả nghiêm trọng. Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện khi gặp phải tình huống này:
Bước 1: Gây nôn khẩn cấp (nếu chưa co giật)
Nếu chó chưa có biểu hiện co giật, bạn có thể cố gắng gây nôn để chất độc chưa kịp ngấm hết vào cơ thể:
-Dùng nước muối đậm đặc (1 thìa muối pha với nửa ly nước) và đổ vào miệng chó
-Có thể thay bằng nước oxy già 3% (1-2ml/kg trọng lượng)
-Cho chó vận động nhẹ, kích thích nôn
Lưu ý: Nếu chó đã co giật, hôn mê hoặc yếu, KHÔNG được gây nôn vì dễ gây sặc và tử vong nhanh hơn.
Bước 2: Cho uống than hoạt tính (nếu có)
Than hoạt tính giúp hấp thụ độc tố trong đường ruột, làm chậm quá trình ngộ độc. Có thể mua tại hiệu thuốc và pha với nước, bơm vào miệng chó.
Bước 3: Đưa đến bác sĩ thú y NGAY LẬP TỨC
Dù chó đã nôn được hay chưa, việc đưa đến cơ sở thú y là bắt buộc. Tại đó, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp chuyên môn như:
-Truyền dịch giải độc
-Tiêm thuốc chống co giật, bảo vệ gan, thận
-Lọc máu (nếu cần thiết)
Thời gian là yếu tố sống còn. Chó càng được cấp cứu sớm, khả năng sống càng cao.

Cách chữa chó ăn bả
Những sai lầm cần tránh khi xử lý chó ăn phải bả
Khi phát hiện chó ăn phải bả, nhiều người vì hoảng loạn hoặc thiếu kiến thức mà có thể xử lý sai cách, khiến tình trạng của thú cưng trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà bạn tuyệt đối nên tránh khi cấp cứu chó bị trúng bả:
-Không tự ý cho uống sữa, dầu ăn, nước gừng...: Đây là mẹo dân gian nhưng không hiệu quả, thậm chí làm tình trạng nặng thêm.
-Không chậm trễ vì “đợi xem sao”: Bả chó thường tác động rất nhanh. Mọi phút giây chần chừ đều có thể cướp đi mạng sống của chó.
-Không gây nôn khi chó đã co giật hoặc hôn mê.

Những sai lầm cần tránh khi xử lý chó ăn phải bả
Xem ngay:
Chó ói ra bọt trắng: Hướng dẫn sơ cứu khẩn cấp
Chó bị ngộ độc có nguy hiểm không? Các cách điều trị kịp thời
Cách phòng tránh chó ăn phải bả
Có khá nhiều cách để phòng chống chó ăn phải bả và dưới đây là một số cách tiêu biểu:
Huấn luyện chó không ăn đồ lạ
Tập cho chó thói quen chỉ ăn khi được chủ cho phép. Có thể dùng khẩu lệnh như "Không được", "Bỏ ra", "Không ăn" khi thấy chó có ý định ăn đồ lạ.
Không để chó đi lang thang một mình
Khi dắt chó đi dạo, luôn dùng xích, rọ mõm để hạn chế việc chó ngửi và ăn linh tinh.
Không để thức ăn lộ thiên trong sân vườn
Đậy kín đồ ăn, không để lại xương, cơm thừa bên ngoài. Đây là cơ hội để kẻ xấu ném bả vào.
Lắp camera, cảnh báo hàng xóm
Nếu khu vực có trộm chó, hãy chia sẻ cảnh báo với hàng xóm, đăng lên nhóm khu phố hoặc mạng xã hội để mọi người cảnh giác.

Cách phòng tránh chó ăn phải bả
Trang bị kiến thức sơ cứu
Chủ nuôi nên luôn chuẩn bị sẵn than hoạt tính, nước muối, số điện thoại bác sĩ thú y gần nhất để kịp phản ứng khi cần thiết.
Qua bài viết này chó ăn phải bả là mối nguy hiểm nghiêm trọng, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đặc biệt ở các khu vực nông thôn, ngoại thành hoặc nơi có nhiều vụ trộm chó. Điều quan trọng là phát hiện nhanh, xử lý kịp thời và chủ động phòng tránh. Đừng để sự lơ là khiến bạn mất đi người bạn trung thành nhất của mình. Hãy là một người nuôi chó có trách nhiệm – bảo vệ thú cưng cũng chính là bảo vệ tình yêu thương và lòng tin mà chúng dành cho bạn.
SÔNG HÀN PET CLINIC
Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 2: 11 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline 24/7: 0905735632
Email: songhanpetclinic@gmail.com