Bệnh Parvo ở chó: Dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh chó Parvo là một trong các bệnh nguy hiểm khiến cho nhiều người nuôi phải lo lắng. Căn bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có các triệu chứng khác nhau khi phát bệnh và cần có sự điều trị kịp thời, đúng đắn để tránh gây tử vong ở chó. Bài viết dưới đây, Sông Hàn Pet sẽ cùng bạn khám phá ngay các thông tin chi tiết liên quan đến bệnh Parvo ở chó.
Bệnh Parvo ở chó là gì?
Bệnh Parvo là một căn bệnh khá nguy hiểm ở chó khi sẽ gây tác động chủ yếu lên hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột. Bệnh chó Parvo có thể xảy ra ở mọi độ tuổi loài chó và có tỉ lệ tử vong cao, lên đến 91% nếu như chó không được cứu chữa kịp thời. Chính vì vậy, đây là một trong những căn bệnh ở chó khiến nhiều chủ nuôi cực kỳ lo lắng.
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho căn bệnh này. Để giúp sức khỏe của chó mắc bệnh tốt hơn, chúng ta chỉ có thể sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ. Nhiều người thường nhầm bệnh Parvo ở chó với bệnh viêm đường ruột hay viêm đường tiêu hóa vì chúng có nhiều dấu hiệu tương đồng nhau như: nôn, gầy guộc nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi căn bệnh Parvo ở chó phát triển nặng hơn, các dấu hiệu sẽ ngày càng rõ rệt và phải nhanh chóng điều trị để ngăn cản tình trạng sức khỏe chó suy yếu hơn nữa.
Dấu hiệu nhận biết bệnh Parvo chó
Chó mắc bệnh Parvo thường sẽ xuất hiện các triệu chứng trong khoảng 3-7 ngày kể từ khi mắc bệnh. Một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh Parvo chó đó là việc chó thờ ơ, chán nản, chán ăn, không muốn ăn. Bên cạnh đó, chó thường sẽ sốt cao khi mắc bệnh.
Khi virus gây bệnh xâm nhập khiến bệnh tình trầm trọng hơn, chó sẽ bắt đầu đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy thậm chí tiêu chảy nghiêm trọng. Những chú chó mắc bệnh này còn cảm thấy khó thở, nhịp tim luôn tăng cao, hạ thân nhiệt nhanh chóng vì bị mất nước và nhiễm trùng.
Xem ngay: [Giải đáp] Tại sao chó dại sau khi cắn người lại chết?
Nguyên nhân gây nên bệnh parvo ở chó
Nguyên nhân chính gây nên bệnh Parvo ở chó là do sự xâm nhập của một loại virus có tên là Canine Parvovirus. Loại virus này sinh sôi cực kỳ nhanh với tốc độ chóng mặt. Chúng có thể sinh sống khỏe mạnh trong nước tiểu hay phân của chó trong thời gian dài.
Hiện nay, các chuyên gia tìm ra có 2 thể virus là CPV1 và CPV2. Thể virus gây bệnh Parvo chó chủ yếu đó là CPV2- thể virus tấn công chó ở mọi lứa tuổi. Những chú chó trong độ tuổi 1-12 tháng thường có nguy cơ mắc nhiễm bệnh Parvo nhiều hơn và nặng hơn. Đối với những chú chó trưởng thành, nhờ có sức đề kháng và cơ thể khỏe mạnh hơn, dấu hiệu bệnh Parvo ở chúng sẽ nhẹ hơn và có khả năng chữa trị khỏi nhiều hơn.
Bệnh chó Parvo chủ yếu lây lan qua con đường tiếp xúc miệng với các vật thể chứa mầm bệnh: các chất thải chứa Parvovirus như phân, đất có mầm bệnh; miệng chó mắc bệnh Parvo. Parvovirus sẽ theo đường miệng, bắt đầu quá trình nhân lên trong cổ họng ở các mô bạch huyết, sau đó đi vào trong máu, di chuyển đến các mô tế bào sinh trưởng như tim, ruột, tủy xương.
Những con virus này gây giảm lượng bạch cầu trong hệ miễn dịch, gây hoại tử hạch bạch huyết lẫn ống dẫn đường ruột. Ruột sẽ là nơi virus cư trú để dịch mã, nhân bản, sinh sôi nảy nở, gây nên các bệnh khác như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng huyết,…
Xem ngay: Tiêm phòng dại cho chó bao nhiêu tiền? Địa chỉ tiêm phòng dại cho chó uy tín
Cách điều trị bệnh Parvo chó hiệu quả
Như đã đề cập ở phía trên, đến thời điểm hiện tại, giới y khoa vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị bệnh Parvo chó. Các phương pháp chữa trị hiện giờ vẫn tập trung vào việc điều trị các triệu chứng bệnh, nhằm giúp chó nhanh chóng hồi phục sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong.
Khi bạn phát hiện các dấu hiệu phát bệnh parvo ở chó, bạn cần ngay lập tức cách ly chó mắc bệnh ra khu vực khác, tránh cho chó tiếp xúc với những con chó không bệnh khác. Để ngăn cản sự lây lan của virus gây bệnh, bạn sẽ cần tiến hành phun xịt khử trùng những nơi mà chó nhiễm bệnh đã tiếp xúc.
Chó có biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy
Nếu chó bị nôn mửa, tiêu chảy: ngừng cho ăn trong vòng 1 ngày, theo dõi sát sao xem chó có biểu hiện khác thường khác hay không. Nếu chó có biểu hiện tim đập nhanh, thở gấp liên tục, rên la hay nằm lì 1 chỗ không muốn đi lại thì bạn cần đưa cho đến chỗ bác sỹ thú y gần nhất.
Chó có biểu hiện bị mất nước
Nếu chó có biểu hiện bị mất nước nghiêm trọng, bạn cần ngay lập tức bù điện giải cho chó. Bạn nên áp dụng biện pháp truyền tĩnh mạch để cung cấp thêm năng lượng cho chó nếu chó không chịu uống nước. Bạn cũng nên bổ xung thêm muối khoáng và vitamin cho chó.
Một số loại thuốc kháng sinh bạn có thể sử dụng cho chó: metronidazol hoặc cephalosporin. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến hoặc kê đơn của bác sỹ để có cách dùng hợp lý, an toàn nhất.
Chó bị tiêu chảy ra máu
Đối với những chú chó bị Parvo ở mức độ nghiêm trọng hơn, chúng sẽ có biểu hiện bị tiêu chảy ra máu. Lúc này, bạn nên cho chó uống thêm thuốc có chứa Vitamin K hay transamin 250mg cầm máu.
Một số loại thuốc chống nôn cho chó như tropin sunphat cũng nên xem xét sử dụng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của chó. Bạn cần đặc biệt chú ý không để chó bị suy kiệt quá mức lúc này vì khả năng tử vong của chúng là rất cao.
Xem ngay: Mèo cần tiêm những mũi nào? Mũi tiêm và lịch tiêm đầy đủ NHẤT
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về bệnh Parvo chó. Hy vọng những thông tin trên là hoàn toàn hữu ích đối với bạn. Nếu bạn còn đang tìm kiếm đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ chăm sóc thú cưng toàn diện đảm bảo chất lượng và uy tín, xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Liên hệ ngay với chúng tôi:
Cơ sở 1: 50 Phan Đăng Lưu, Hải Châu, Đà Nẵng
Cơ sở 2: 12 Phạm Cự Lượng, Sơn Trà, Đà Nẵng
Hotline: 0905735632
Email: songhanpetclinic@gmail.com
Cùng chuyên mục